Tiến hành lấy mẫu

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng cod trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 47 - 50)

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

5.1.2Tiến hành lấy mẫu

5.1.2.1 Chọn địa điểm

Muốn chọn chính xác điểm lấy mẫu cần quan tâm hai vấn đề sau:

- Lựa chọn nơi lấy mẫu (địa điểm lấy mẫu là mặt cắt nằm trong lưu vực sông, suối)

Đặc điểm chọn để lấy mẫu phải phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn nước như: quy trình sản xuất của nhà máy, điều kiện chu kì nước thải, hệ thống xử lý nếu có. Cụ thể:

a) Trong nhà máy

Nếu nhà máy có nhiều loại hình sản xuất phải lấy mẫu theo từng loại hình loại rồi lấy mẫu tại điểm tập trung của tất cả các loại hình trên.

Nếu có hệ thống xử lí phải lấy trước và sau khi xử lý.

b) Ở sông phải lấy mẫu tại

Trên điểm thải 500m, 1000m; dưới điểm thải lấy theo dòng chảy ở những địa điểm

khác nhau: 100m, 500m, 1000m. Khi cần thiết phải lấy xa hơn nữa. Độ sâu tốt nhất là

20 - 30 cm dưới mặt nước. Lấy mẫu cách bờ từ 1,5 - 2 cm; có thể lấy ở cả bờ trái, bờ

phải và giữa sông.

c) Ở hồ chứa nước, ao, đầm

Phải lấy mẫu ở những độ sâu và địa điểm khác nhau, không lấy mẫu ở những nơi có rong rêu mọc, không lấy mẫu trung bình ở hồ.

5.1.2.2 Chọn thời gian

- Lấy mẫu theo mùa: mùa khô và mùa mưa.

- Lấy mẫu theo ngày.

- Lấy mẫu theo giờ, mỗi lần lấy mẫu cách nhau 1 - 3 giờ, theo 1 chu kì sản xuất (1 ca hay 1 ngày) thời gian gốc được qui định từ sau thời điểm thải ra.

5.1.2.3 Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lấy các loại mẫu sau

- Lấy mẫu đơn giản: khi chất lượng nước không thay đổi lấy mẫu một lần, tại một

điểm mà ta có thể đánh giá đầy đủ chất lượng nước. - Lấy mẫu trung bình.

- Trung bình theo thời gian: nếu nước thải ra ổn định về khối lượng có thể chỉ lấy

mẫu đó, lấy một thể tích nước như nhau vào một bình lớn. Trộn đều rồi rút ra một thể tích nước cần thiết để phân tích.

- Mẫu trung bình tỉ lệ: khi nước thải ra trong ngày không đồng đều thì ta lấy mẫu

như sau: lấy mẫu ở cùng một điểm theo thời gian cách đều nhau (1-3 giờ 1 lần), mỗi lần

lấy một khối lượng nước thải ra tỉ lệ với lượng nước thải ra ở thời điểm đó, đổ chung

vào một bình lớn, trộn đều rồi rút ra một thể tích đủ để phân tích theo yêu cầu. Chú thích:

a) Mẫu này cho biết thành phần của nước tại nơi ta nghiên cứu hoặc là thành phần

trung bình của nước thải đó trong một thời gian xác định.

b) Mẫu trộn không thể dùng để xác định những thành phần dễ thay đổi như pH, các

chất khí hòa tan… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2.4 Dùng máy lấy mẫu chân không để lấy mẫu

Đối với nước thải có chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì…hoặc các chất nổi

trên bề mặt như dầu mỡ…cần khuấy đều trước khi lấy mẫu.

5.1.2.5 Khối lượng mẫu

Tùy vào yêu cầu phân tích mà lấy lượng mẫu sao cho phù hợp với quy định đưa ra

theo tiêu chuẩn lấy mẫu.

5.1.2.6 Biên bản

Kèm theo mẫu cần có nhãn hoặc biên bản ghi rõ ràng:

+ Thời gian lấy mẫu (ngày, giờ, tháng, năm)

+ Tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (sơ đồ, hình ảnh)

+ Các dữ liệu về thời tiết, mực nước, dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu + Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng cod trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 47 - 50)