Triển vọng của quan hệ Ấn Độ Pakistan

Một phần của tài liệu quan hệ chính trị ấn độ pakistan từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 88 - 107)

2010

3.2. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ Pakistan

Quan hệ quốc tế ngày nay là đối thoại, hòa bình, hòa nhập chính vì vậy mối quan hệ bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan cũng phải theo xu hướng chung ngày nay của thế giới là điều tất yếu của sự tồn tại và phát triển.

Theo các nhà phân tích, từng bước một, hai nước đang cố gắng tiến tới một nền hòa bình lâu dài, chuyển từ tình trạng hoài nghi, đối đầu sang tình trạng thực dụng hơn, dè chừng lẫn nhau. Những nỗ lực của hai nước sẽ tạo ra được những bước tiến nhỏ trên con đường dài vì hòa bình ở Kashmir. Chắc chắn hòa bình giữa hai nước thù địch ở Nam Á sẽ là một công việc lâu dài chứ không thể một sớm một chiều là xong. Điều này cả Ấn Độ và Pakistan đều hiểu, bởi vì thực tế đã có hơn 60 năm đầy kinh nghiệm, trong suốt thời gian đó Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành các cuộc đối thoại ở nhiều cấp khác nhau. Căng thẳng cao độ rồi chùng xuống, hy vọng lóe lên rồi phụt tắt. Như vậy, để quá trình hòa giải giữa hai nước trong thế kỉ XXI thành công thì phải đòi hỏi sự thiện chí của các bên, đồng thời còn phụ thuộc vào bối cảnh của tình hình quốc tế, cùng với sức ép của các nước lớn.

Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp nhưng xu thế hòa bình và phát triển vẫn là trung tâm và là nội dung cốt lõi trong chiến lược của tất cả các nước nhằm tiếp tục đẩy lùi chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, tất cả các dân tộc đều đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu nhằm củng cố và tăng cường vị thế của mình, đồng thời tích cực và chủ động hội nhập khu vực và quốc tế để tạo cho mình một chỗ đứng tốt nhất trong thế giới cả về kinh tế lẫn an ninh. Trong bối cảnh đó thì cả Ấn Độ và Pakistan không thể cưỡng lại xu thế phát triển của thế giới, cách lựa chọn tốt nhất để hội nhập chính là hãy tạo ra một môi trường hòa bình để phát triển.

Vì vậy, bản thân Ấn Độ và Pakistan đều nghiêm túc nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của mình, bởi lẽ: Thứ nhất, đây là hai nước lớn ở trong khu vực Nam Á và cũng là hai nước trong khu vực nắm giữ vũ khí hạt nhân. Nếu cùng

nhau hợp tác, chắc chắn sẽ tạo ra một sức mạnh tương đối lớn chi phối và tác động mạnh mẽ đến các nước Nam Á khác và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các nước lớn trên thế giới; Thứ hai, Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có cùng đường biên giới đất liền, điều này rất quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương, việc xuất khẩu, nhập khẩu sẽ đơn giản, ít chi phí và cũng có điều kiện để phát triển giao thông và ngành dịch vụ du lịch giữa hai nước; Thứ ba, đây là hai quốc gia trong khu vực Nam Á nắm giữ vũ khí hạt nhân, điều này làm cho quan hệ Ấn Độ - Pakistan có ảnh khá lớn đến an ninh, hòa bình của các nước khác trong khu vực và các nước lớn trên thế giới. Nếu có sự kết hợp chặt chẽ thì hai nước có thể tạo ra một sức mạnh khá lớn về quốc phòng. Với những lý do trên, cho thấy cả Ấn Độ và Pakistan cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện mối quan hệ hai nước theo chiều hướng tích cực.

Quan hệ Ấn Độ và Pakistan hiện tại đứng trước nhiều triển vọng hòa giải sáng sủa, bởi hai bên dường như rút cuộc đã hiểu ra rằng việc duy trì tình trạng quan hệ thù địch chỉ đem lại hậu quả là đã và đang kìm hãm sự phát triển của hai quốc gia trên mọi phương diện. Và một sự ổn định tại khu vực Nam Á – mà hai nước đóng vai trò chủ chốt – chính là cơ sở để hai nước cũng như các nước khác trong khu vực tập trung vào phát triển kinh tế, có được vai trò lớn hơn trên thị trường cũng như chính trường quốc tế.

Có thể nói từ năm 2001 đến năm 2010, hai nước đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các quan chức và diễn đàn hợp tác song phương ngày càng nhiều. Nhất là tiến trình hợp tác từ năm 2004 đến năm 2008, có thể nói đó mới chỉ là bước khởi đầu đầy tốt đẹp trong quan hệ hai nước Ấn Độ- Pakistan. Với nhiều nỗ lực song hai nước mới chỉ bước đầu có quan hệ về kinh tế, thương mại ,văn hóa… Trong nội dung tuyên bố chung Ấn Độ -Pakistan: Thiết lập hội đồng kinh doanh chung nhằm xúc tiến thương mại hai nước; Xây dựng tuyến xe lửa nối liền tỉnh Rajasthan của Ấn Độ và Sindh của Pakistan vào 1/1/2006; Tăng cường thêm các chuyến xe buýt dọc theo biên giới Kashmir;

cho phép xe tải chở hàng hóa qua lại các vùng ngừng bắn của Kashmir; Mở lại các lãnh sự quan ở Mumbai và Karachi; Bắt đầu mở tuyến xe buýt giữa Amritsar và Lahore. Đây là một minh chứng cho thấy cả hai bên đều muốn cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước cùng hợp tác để phát triển kinh tế, chấm dứt xung đột, hướng tới một mối quan hệ hòa bình, hữu nghị.

Tuy nhiên vấn đề đọng lại giữa hai nước vẫn là vấn đề Kashmir vẫn chưa có một giải pháp hợp lý. Song với tình hình thế giới và quan hệ quốc tế hiện nay cùng với những thay đổi trong quan hệ hai nước, chúng ta có thể dự báo về triển vọng của quan hệ Ấn Độ -Pakistan. Một là, có thể hai nước sẽ tiếp tục đối đầu, căng thẳng vẫn diễn ra dọc tuyến kiểm soát LOC. Nếu điều này xảy ra thì cả hai quốc gia đều gặp phải tổn thất nặng về người, thiệt hại lớn về kinh tế, liệu rằng hai quốc gia có đủ thực lực tài chính để kéo dài xung đột hay không? Và chắc chắn cả Ấn Độ và Pakistan sẽ liên tục bất ổn định về chính trị. Trong khi đó cả Ấn Độ và Pakistan sẽ bị Mỹ và các nước lớn cùng cộng đồng quốc tế cực lực phản đối dẫn đến tình trạng bị cô lập. Theo cách này thì cả hai đều không muốn. Thứ hai, hai nước tiếp tục đối thoại song phương, tập trung vào các vấn đề ít tranh cãi nhất trong khi duy trì hòa bình trên LOC. Tiếp đó hai quốc gia từng bước hợp tác và xây dựng các biện pháp xây dựng lòng tin, cải thiện mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực. Một khi mối quan hệ hai nước được cải thiện tốt đẹp thì tình trạng đối đầu sẽ giảm dần và vấn đề Kashmir cũng sẽ được bình thường hóa. Cách thức này sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đó cũng là điều mà các nước lớn đang tìm cách để “ép” Ấn Độ -Pakistan nhằm xây dựng một khu vực Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, tránh được nguy cơ đe dọa của chiến tranh hạt nhân.

Từ sự phân tích trên, chúng ta hy vọng về một quan hệ Ấn Độ -Pakistan sẽ tốt đẹp dần lên, còn thời gian gần hay xa tùy thuộc vào sự nỗ lực, sự thiện chí của chính Ấn Độ và Pakistan cùng với cộng động quốc tế.

KẾT LUẬN

Nhìn lại quan hệ Ấn Độ -Pakistan, ta thấy chúng như một đồ thị lúc thì căng thẳng cao độ, lúc lại tụt xuống, tia hy vọng lóe lên rồi lại phụt tắt. Từ năm 1947 đến năm 2010, Ấn Độ và Pakistan đã trải qua 3 cuộc chiến tranh và đã nhiều lần xung đột thậm chí là đứng bên bờ vực cuộc chiến tranh thứ tư.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh quan hệ hai nước hầu như ở tình trạng đối đầu căng thẳng. Sau chiến tranh lạnh, do tình hình thế giới, khu vực Nam Á có nhiều thay đổi. Trong xu thế các nước trên thế giới đều đồng loạt điều chỉnh chính sách cho phù hợp với bối cảnh mới. Chính vì vậy, cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều đã linh hoạt hơn trong chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, cơ hội mới cho quan hệ hai nước đã xuất hiện.

Đặc biệt đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ấn Độ, Pakistan đều đã nghiêm túc nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của mình. Cả Ấn Độ và Pakistan đều ý thức rất rõ về hệ quả mà các cuộc tranh chấp để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Việc lao vào các cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém cho thấy cả hai đều tự cản đường phát triển của nhau. Lối thoát duy nhất cho cả hai nước là phải nhượng bộ nhau để mở đường cho sự phát triển của quan hệ hai nước.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mối quan hệ không mấy khi êm thắm giữa Ấn Độ và Pakistan đã có những cải thiện đáng kể thời gian gần đây, phần lớn hai nước đều tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá khứ, với hàng loạt những cử chỉ hòa giải giữa hai nước như quyết định đơn giản hóa thủ tục đi lại ở khu vực Kashmir. Hai nước cũng đạt được những hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…đồng thời hai bên cũng đã tiến hành các cuộc đối thoại ở nhiều cấp khác nhau, Ấn Độ cũng đã đưa rất nhiều ý tưởng như “ngoại giao xe bus”, “chìa bàn tay hữu nghị”, “ngoại giao bóng chày” và thực hiện sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại, xây dựng lòng tin nên mối căng thẳng hai nước dần được cải thiện, quan hệ hai

nước dần ấm lên.Tuy nhiên vấn đề nhạy cảm tại khu vực tranh chấp Kashmir và mối đe dọa từ các lực lượng Hồi giáo cực đoan người Pakistan vẫn được coi là trở ngại lớn trong tiến trình hòa bình giữa hai quốc gia.

Với những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước trong vòng 5 thập kỷ qua không dễ gì có thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng với tình hình thế giới và sự nỗ lực của cả hai, những bất đồng quá khứ sẽ sớm được xóa bỏ. Một chương mới đầy hứa hẹn sẽ mở ra trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan khi ngày 20/7/2011, bà Hina Rabbani Khar lên làm bộ Trưởng ngoại giao Pakistan, đây là nữ Ngoại trưởng đầu tiên và trẻ nhất của ngoại giao Pakistan. Ngay sau khi nhận chức không bao lâu bà Hina Rabbani Khar đã có chuyến thăm Ấn Độ. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên thảo luận một loạt vấn đề, từ các vùng lãnh thổ tranh chấp, chống khủng bố, thương mại đến các biện pháp xây dựng lòng tin. Điều này cho thấy hai bên đã thay đổi suy nghĩ và quan hệ hai nước đang đi đúng hướng. Trong Hội nghị cấp cao Hiệp hội Nam Á (SAARC) diễn ra ngày 10/11/2011 tại quần đảo Maldivơ, Ngoại trưởng Khar cho biết giữa Ấn Độ và Pakistan có nhiều điểm tương đồng và hy vọng những lợi ích mang lại của tái hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan. Do đó hai bên cần thúc đẩy hơn nữa các triển vọng góp phần làm ấm mối quan hệ. Hy vọng với sức trẻ, đẹp của nữ Ngoại trưởng Pakistan sẽ tạo được một chấm phá trong quan hệ Ấn Độ -Pakistan.

Thêm nữa, hiện nay bên cạnh vị trí và ưu thế của các nước lớn, tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực. Hy vọng dưới sự tác động của các tổ chức này sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn nữa vào quá trình cải thiện mối quan hệ Ấn Độ -Pakistan, đặc biệt là tìm ra được một giải pháp lâu dài và bền vững và ổn định cho vấn đề Kashmir.

Ta có thể khẳng định rằng xu thế đối thoại giữa hai nước hiện nay đang diễn ra trong một bối cảnh thuận lợi nhất từ trước đến nay. Vì thế, chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai mới trong quan hệ hai nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách tiếng việt.

1. Ban tư tưởng – văn hóa trung ương, Vụ tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2004), Thế giới, khu vực và một số nước bước vào năm 2004 (tham khảo nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Trịnh Duy Hóa (biên dịch), (2002), Đối thoại với các nền văn hóa: Pakistan, Nxb trẻ TP. Hồ Chí Minh.

3. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

4. Joel Krieger (2009),Toàn cảnh nền chính trị thế giới, Nxb Lao Động

5. Khủng bố và chống khủng bố cuộc chiến không giới hạn (2003), Nxb Lao động Hà Nội.

6. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (cb) (1997), Ấn Độ xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7.Trần Thị Lý (cb),(2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đặng Mộng Lân, Nguyễn Như Thịnh (2000), Thế kỷ XXI thách thức và triển vọng, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

9..Lê Bộ Lĩnh (cb) (2006), Kinh tế chính trị thế giới 2005 và dự báo 2006, Nxb Từ điển bách khoa, Hà nội.

10. PGS.TS Thành Mưu, TS Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên) (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI, vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb lý luận chính trị.

11. TS Nguyễn Ngọc Mão, Lê Trung Dũng (cb) (2002), thế giới những sự kiện lịch sử thể kỉ XX (1946 – 2000), Nxb giáo dục

12. Nguyễn Anh Thái (cb) (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

13. Trần Nam Tiến (cb) (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, NXB Giáo dục.

14. Trần Mạnh Thường (2004), 105 sự kiện nổi tiếng thế giới, Nxb Văn hóa thông tin.

15. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 – 2020), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Tập bài giảng “Quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội – Khoa Quan hệ quốc tế (2001), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

17. Lê Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì cải cách, Nxb Chính trị quốc gia.

18. Tài liệu phục vụ lãnh đạo của Tổng cục chính trị (10/2002), Vấn đề Kashmit và quan hệ căng thẳng Ấn Độ -Pakistan hiện nay, Thư viện quân đội, Hà Nội.

19. Trung tâm KHXH & NVQG, Viện sử học, (2001), Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946 -2000), Nxb giáo dục.

20. Hồ Vũ (2000), Vài suy ngẫm về thế giới trong thế kỷ XX và thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

* Sách tiếng Anh

21. Ministry of Information and Broad casting Government of India (2001),

India 2000, Publications Division, Aravali Printer & Publisher Pvt, Itd.Oichla.

23. Lynn Daniel (2004), South Asean, Y.Europa.

24. V.N.Khan (2001), Foreign policy of India, Vikas Publishing House, New Delhi.

* Tạp chí, báo

25. Chu Văn Chúc (2000): “Ấn Độ năm 2000”, tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 37.

26. Đặng Ngọc Hùng (2004): “Hòa giả giữa Ấn Độ và Pakistan”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 56.

27. Hà Mỹ Hương (1996), “Từ các cuộc xung đột hiện nay – suy ngẫm về nguy cơ của nhân loại trước thềm thiên niên kỷ thứ ba”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 14.

28. Vũ Văn Lưu (1992), “Ấn Độ điều chỉnh chính sách đối ngoại đa dạng hóa và thực tế”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 37.

29. Phan Doãn Nam (2002), “Những vấn đề quốc tế hiện đại, Tạp chí nghiên cứu quốc tế”, số 37.

30. Phan Doãn Nam (2003), “Mâu thuẫn và phương thức giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu quan hệ quốc tế, số 4

31. Dikar Shukta (2000), Nền ngoại giao Ấn Độ qua các thời kì”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 35.

32. SGGP, “Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi không để xảy ra chiến tranh với

Một phần của tài liệu quan hệ chính trị ấn độ pakistan từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 88 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)