4.3.1 Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hay ý muốn của con người để giải thích các hoạt động trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất đặc biệt là sự phát triển của phương thức sản xuất với cốt lõi của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất
Các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một cấu trúc thống nhất, chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó QHSX là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác. Đây là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hộ với nhau
Sự vận động phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên đã diễn ra theo các quy luật khách quan không theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy muốn nhận thức đúng đắn đời sống xã hội phải nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội
Theo Lênin: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng ( chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được). Một cơ thể mà muốn nghiên cứu thì phải nghiên cứu một cách khoa học những QHSX cấu thành một hình thái KTXH nhất định và nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển hình thái kinh tế xã hội đó Như vậy học thuyết này không tham vọng giải thích tất cả mà chỉ vạch ra một phương
pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử
4.3.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Dự báo của Mác và Ănghen về cách mạng cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
- Khi nghiên cứu toàn bộ kinh tế xã hội lúc bấy giờ, Mác – Ănghen đã khẳng định những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trên nhiều mặt kinh tế xã hội. Đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội công nghiệp => phát hiện ra mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong xã hội tư bản. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện là mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp TS và giai cấp vô sản cần phải được giải quyết bằng cuộc cách mạng vô sản dẫn tới hình thành một quan hệ sản xuất mới => phương thức sản xuất mới ra đời
- Cuộc cách mạng vô sản không những có tính chất dân tộc mà đồng thời xảy ra trong tất cả các nước văn minh (Anh, Mỹ, Đức, Pháp). Trong mỗi nước đó cách mạng vô sản phát triển nhanh hay chậm là tùy ở chỗ nước nào trong những nước đó có công nghiệp phát triển hơn, tích lũy được nhiều của cải hơn và có nhiều lực lượng sản xuất hơn
Sự phát triển của Lênin: Cuộc cách mạng vô sản có thể nổ ra ở những khâu yếu nhất trong dây chuyền chủ nghĩa tư bản (VD Nga) và có thể xảy ra và giành thắng lợi ở các dân tộc thuộc địa (VD: Việt Nam)
Con đường đi lên CNXH tại Việt Nam:
- Xác định mục tiêu và biện pháp để thực hiện con đường đi lên CNXH ở VN: con đường đi lên CNXH tại VN là sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể tại VN. Trong đó trực tiếp là hình thái kinh tế xã hội và lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự vận dụng sáng tạo rõ nhất là trong thời kỳ đổi mới: 1986 đến nay
- Kiên định mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa
- Con đường quá độ lên CNXH tại VN: Với những khó khăn không sao tránh khỏi ở VN, Đảng và nhà nước đưa ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, đã được bổ sung, phát triển năm 2011. Xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp tạo ra cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh
- Mục tiêu trước măt: xây dựng nước ta thành nước côn nghiệp, hiện đại theo định hướng XHN