PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DUY VẬT CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học cao học (Trang 25 - 26)

 ( phân biệt 2 cách tiếp cận duy vật siêu hình và duy vật biện chứng). Khác với tất cả các cách tiếp cận trước đây, mác đã xác định điểm xuất phát trong nghiên cứu xã hội của mình đó là con người (là con người hiện thực, con người cá nhân, con người cụ thể, con người bằng xương bằng thịt con người đang hoạt động) và đời sống hiện thực của con người => bài tiểu luận

 Con người hiện thực – phải là con người đang sống, có khả năng sống và tạo ra bất cứ con người muốn ( tạo ra lịch sử). Tuy nhiên để sống được con người phải ăn, mặc, ở, đi lại... =>

để có được các yếu tố trên: con người phải lao động, sản xuất... , con người khác với tất cả các loài vật khác => hành vi đầu tiên của con người (hành vi lịch sử) đó là sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn những nhu cầu ăn, mặc, ở ấy => con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất cho mình. Vậy cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động đó chính là nhu cầu và lợi ích của họ. Lợi ích là một trong những động lực của hoạt động có ý thức của con người. Nhu cầu của con người không dừng lại, nên sản xuất và xã hội cũng phải thay đổi liên tục

 Như vậy, quá trình sản xuất vật chất gồm 2 mặt không tách rời nhau:

 Mối quan hệ của con người với giới tự nhiên biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người gọi là lực lượng sản xuất;

 2. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất gọi là quan hệ sản xuất  Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất kết hợp với nhau tạo thành phương thức sản xuất.

Trong đó, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất tạo ra cơ sở hiện thực làm nảy sinh hệ thống các quan hệ giữa con người với nhau thuộc thiết chế kiến trúc thượng tầng. VD: Chính trị, tôn giáo...

 Như vậy xã hội không phải là tập hợp ngẫu nhiên hay chủ quan của những cá nhân riêng lẻ mà là một hệ thống cơ cấu thống nhất của các lĩnh vực cơ bản tạo thành mỗi hình thái xã hội hay mỗi hình thái kinh tế xã hội. Đây là quan niệm duy vật về tính lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học cao học (Trang 25 - 26)