Đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế trên với Việt Nam

Một phần của tài liệu so sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa việt nam và các nước asean5 (Trang 54)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5.2 Đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế trên với Việt Nam

TRÊN VỚI VIỆT NAM

Do các sản phẩm trên đều là những sản phẩm có RCA cao nhất của mức SITC 3 chữ số của Việt Nam nên việc đánh giá mức độ cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước ASEAN-5 qua các sản phẩm này mang tính đại diện cao.

Thông qua việc đối chiếu cơ cấu lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ở 2 năm 2006 và 2011, các nước ASEAN-5 được phân thành 2 nhóm chính là: nhóm các nước có ít sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam và nhóm các nước có nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam. Kết quả ở cả 2 năm đều có sự tương đồng, thể hiện như sau:

5.2.1 Nhóm các nƣớc có ít sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam

Đặc điểm chung của các nước này là có ít sản phẩm mang tính cạnh tranh với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những nước ASEAN-5 thuộc nhóm này bao gồm: Ma-lai-xi-a (nước đang phát triển) và Xinh-ga-po (nền kinh tế công nghiệp mới). Trong đó:

-Năm 2006, Ma-lai-xi-a có 3/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam là tôm cua, gia vị (Cụm 0) và cao su tự nhiên, nhân tạo (Cụm 2). Năm 2011, Ma-lai-xi-a có 4/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam là trang thiết bị nhiếp ảnh (Cụm 8); tôm cua, gia vị (Cụm 0) và cao su tự nhiên, nhân tạo (Cụm 2).

-Xinh-ga-po mỗi năm có 2/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam. Đó là gia vị (Cụm 0); cao su tự nhiên, nhân tạo (Cụm 2) vào năm 2006 và gia vị (Cụm 0); trang thiết bị nhiếp ảnh (Cụm 8) vào năm 2011.

Vì các nước trong nhóm này mặc dù có trùng lợi thế so sánh với một vài sản phẩm thuộc sản xuất nông nghiệp, hàng chế tác nhưng lại chiếm tỷ trọng không cao và các nước này có cơ cấu lợi thế so sánh tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp có hàm lượng cao về vốn và công nghệ. Trong khi đó, cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam lại tập trung chủ yếu trong các mặt hàng nông nghiệp, nguyên liệu thô, tài nguyên thiên nhiên, hàng chế tác hỗn hợp. Do sự khác biệt trong cơ cấu lợi thế so sánh như vậy nên mức độ cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước này là không cao.

43

5.2.2 Nhóm các nƣớc có nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam

Các nước trong nhóm này đều là các nước đang phát triển, bao gồm: In-đô- nê-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan. Trong đó:

-In-đô-nê-xi-a năm 2006 có 13/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam là: tôm cua, cà phê, gia vị, cá tươi/sống/ướp, chè, cá, động vật giáp xác… đã được chế biến, bảo quản (Cụm 0); cao su tự nhiên, nhân tạo, gỗ vụn (Cụm 2); giày dép, quần áo nam/nữ dệt, quần áo nam/nữ đan móc (Cụm 8). In-đô-nê-xi-a năm 2011 có 12/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam là gia vị, tôm cua, cà phê, cá, động vật giáp xác…đã được chế biến, bảo quản, cá tươi/sống/ướp (Cụm 0); gỗ vụn, cao su tự nhiên, nhân tạo, sợi thực vật (Cụm 2) và giày dép, quần áo nam/nữ dệt, quần áo nam đan móc (Cụm 8).

-Phi-líp-pin mỗi năm có 7/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam. Đó là tôm cua, cá, động vật giáp xác…đã được chế biến, bảo quản (Cụm 0); sợi thực vật (Cụm 2); quần áo nam/nữ dệt, quần áo nam/nữ đan móc (Cụm 8) vào năm 2006 và tôm cua, cá, động vật giáp xác…đã được chế biến, bảo quản, cá tươi/sống/ướp (Cụm 0); sợi thực vật (Cụm 2); trang thiết bị nhiếp ảnh, quần áo nam đan móc, quần áo nữ dệt (Cụm 8) vào năm 2011.

-Thái Lan có 8/15 sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam trong cả 2 năm. Năm 2006 có gạo, tôm cua, cá tươi/sống/ướp, cá, động vật giáp xác…đã được chế biến, bảo quản (Cụm 0); cao su tự nhiên, nhân tạo (Cụm 2) và giày dép, quần áo nam/nữ đan móc (Cụm 8). Năm 2011 có gạo, tôm cua, cá, động vật giáp xác…đã được chế biến, bảo quản (Cụm 0); gỗ vụn, cao su tự nhiên, nhân tạo, sợi thực vật (Cụm 2) và trang thiết bị nhiếp ảnh, quần áo nam đan móc (Cụm 8).

In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan có khá nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam. Vì thế, mức độ cạnh tranh là rất cao, đặc biệt là các nước này không chỉ có nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh mà các sản phẩm này còn nằm ở nhiều cụm sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh (Cụm 0, 2 và 8). Điều này phản ánh thực tế là cơ cấu lợi thế so sánh của In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan về tổng thể cũng gần tương tự như Việt Nam, hay nói khác hơn cả 3 nước đó đều dựa chủ yếu trên nông nghiệp, nguyên liệu thô và các ngành công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao động.

44

CHƢƠNG 6 GIẢI PHÁP 6.1 CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU LỢI THẾ SO SÁNH

Những năm qua, lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố thuận lợi sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang còn phát huy tác dụng. Nhưng, cũng dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên, như: khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong dài hạn.

Cùng với đó, lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần khi chênh lệch tiền lương lao động ở Việt Nam với các nước ngày càng giảm và nhu cầu cao trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ, khoa học ngày càng cao. Do đó, nếu chỉ dựa vào việc phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong thời gian tới.

Việc chuyển đổi cơ cấu lợi thế so sánh theo hướng mới cần phải hướng theo chiều sâu, muốn nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu thì cần đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

Chuyển từ phát triển xuất khẩu dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có sang lợi thế so sánh theo hướng mới, linh hoạt hơn không những là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mà còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường. Nhờ đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới có những biến động bất lợi. Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác.

6.2 CHUYỂN DỊCH CÁC MẶT HÀNG CÓ LỢI THẾ SO SÁNH

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (Cụm 0): Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm sạch, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu.

Đối với nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản (Cụm 2 và 3): Giảm khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị nhóm hàng nhiên liệu và khai khoáng.

45

Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và thủ công mỹ nghệ (Cụm 8): Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đa dạng, nguồn lao động dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tỷ lệ giá trị trong nước và giá trị gia tăng cao để phục vụ xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

6.3 THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, dệt may khi tham gia xuất khẩu vẫn bị xếp vào nhóm hàng gia công, sơ chế hoặc nghiên liệu thô, tức là giá trị thấp, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng không nhiều, mặt khác lại chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước ASEAN-5 có trùng lợi thế so sánh dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao. Trong khi đó, không ít mặt hàng xuất khẩu thô từ Việt Nam đưa các hãng phân phối lớn tiếp tục đóng gói, nhập khẩu lại thị trường Việt Nam với thương hiệu ngoại. Bởi vậy, để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà nước nên tập trung cho việc cung cấp thông tin và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu đối với những mặt hàng Việt Nam đã xuất khẩu và được thị trường thế giới chấp nhận, như: gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ…; từng bước thiết lập hệ thống phân phối tại các nước và khu vực trên thế giới để mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Đồng thời, các nhà sản xuất nên nỗ lực tiến hành nâng cấp các khâu để từng bước chuyển từ nhà sản xuất gia công, không tên tuổi thành nhà sản xuất có thương hiệu riêng, cạnh tranh trên thị trường toàn cầu bằng chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho mình. Đặc biệt, nhà sản xuất phải biết gắn mình với thị trường tiêu thụ cuối cùng; cần học cách không chỉ làm thế nào để tổ chức mạng lưới sản xuất, mà còn phải học cả cách tiếp thị sản phẩm, tham gia vào dây chuyền phân phối và đáp ứng các điều kiện về giao hàng và tài chính. Hơn nữa, quá trình nâng cấp này không chỉ diễn ra ở từng doanh nghiệp riêng lẻ, mà còn phải được tiến hành ở cấp độ ngành, mạng lưới giữa những doanh nghiệp cung ứng và khách hàng, cũng như trong toàn nền kinh tế.

46

CHƢƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả phân tích và so sánh cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước ASEAN-5, có thể thấy cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam qua cả 2 năm 2006 và 2011 đều chủ yếu dựa trên các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nguyên liệu thô và các hàng chế tác bậc thấp sử dụng nhiều lao động. Tuy cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam cũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng, nhưng bước chuyển này diễn ra khá chậm chạp và vẫn tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu chủ lực dựa trên các yếu tố thuận lợi sẵn có về tài nguyên và lao động. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng thân thiết hơn, nhất là các nước ASEAN-5, tuy nhiên ngoại trừ Xinh-ga-po và Ma- lai-xi-a có cơ cấu lợi thế so sánh tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp có hàm lượng cao về vốn và công nghệ thì In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan lại là các đối thủ thương mại có nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam khi có cơ cấu lợi thế so sánh về tổng thể cũng gần tương tự như Việt Nam, hay nói khác hơn cả 3 nước đó đều dựa chủ yếu trên nông nghiệp, nguyên liệu thô và các ngành công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao động.

Việc nghiên cứu và so sánh cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước ASEAN-5 là một yêu cầu tất yếu khách quan. Nhờ như vậy, phần nào đó đã chỉ rõ cơ cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam để bên cạnh việc ngày càng phát huy và giữ gìn các lợi thế so sánh sẵn có, còn chuyển đổi sao cho phù hợp và giúp làm tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu với các nước khác, nhất là các nước ASEAN-5 có trùng lợi thế so sánh với Việt Nam (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan).

7.2 KIẾN NGHỊ

Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như giá trị gia trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu, cần:

-Tiếp tục phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh theo hướng hạn chế xuất

khẩu các sản phẩm thô, gia công, sơ chế, giá trị thấp sang các sản phẩm đã được tinh chế, xử lý, có giá trị cao.

-Nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn của lao động

-Đa dạng hoá các sản phẩm có lợi thế so sánh, đặc biệt là các sản phẩm công

nghệ cao.

-Mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để các sản phẩm có lợi thế so

sánh của Việt Nam có cơ hội đến với những thị trường mới, tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ thương mại.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Diễn đàn Dân trí Việt Nam, 2006. 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật 2006. <http://dantri.com.vn/kinh-doanh/10-su-kien-kinh-te-viet-nam-noi-bat- nam-2006-159706.htm>. [Ngày truy cập: 02 tháng 10 năm 2013].

2. Lê Quốc Phương (2008) Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 23, trang 3-12. 3. Lê Quốc Phương (2009) Đánh giá mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam vối các đối tác thương mại chính, Tạpchí Quản lý Kinh tế, Số 24, trang 12-21. 4. Nguyễn Phú Son, 2001. Kinh tế quốc tế. Đại học Cần Thơ.

5. Viện Khoa học Thống kê, 2012. Các danh mục phân loại hàng hóa quốc tế áp dụng trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hà Nội, tháng 1 năm 2012.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), overview of ASEAN. 2. Balassa B. 1965. Trade Liberalisation and “Reaveld” Comparative Advantage. [pdf] Manchester School of Economics and Social Studies. Available <http://www.econ.ucsd.edu/muendler/docs/brazil/br-compadv.pdf> [Accessed 26 August 2013]

3. The World Bank (WB), Statistic database indicators of the countries in the world.

4. United Nations Commodity Trade Statistics Database (UN COMTRADE), trade statistics according to SITC Standard.

48

PHỤ LỤC 1

Các sản phẩm có lợi thế so sánh ở mức 3 chữ số của Việt Nam 2006, 2011

Năm 2006 Năm 2011 hàng hoá Mô tả RCA hàng hoá Mô tả RCA 042 Gạo 35.5 042 Gạo 27.6 036 Tôm cua 25.7 246 Gỗ vụn 20.2

231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 22.5 075 Gia vị 18.1

071 Cà phê 19.9 881 Trang thiết bị nhiếp ảnh 15.5

075 Gia vị 18.8 036 Tôm cua 13.4

851 Giày dép 14.6 264 Sợi đay 12.4

246 Gỗ vụn 11.4 071 Cà phê 12.3

265 Sợi thực vật 9.3 231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 11.6

841 Quần áo nam dệt 8.9 851 Giày dép 10.5

034 Cá tươi/sống/ướp 8.9 841 Quần áo nam dệt 8.7

074 Chè 7.0 037

Cá, động vật giáp xác…đã được chế biến bảo quản

8.4 843 Quần áo nam đan móc 6.9 034 Cá tươi/sống/ướp 8.2 037

Cá, động vật giáp xác…đã được chế biến bảo quản

6.8 843 Quần áo nam đan móc 6.8 844 Quần áo nữ đan móc 5.9 265 Sợi thực vật 6.8 842 Quần áo nữ dệt 5.6 842 Quần áo nữ dệt 6.4

321 Than đá 5.4 751 Máy móc văn phòng 6.1

035 Cá sấy khô/muối 5.3 651 Sợi dệt 5.6

821 Nội thất 4.9 844 Quần áo nữ đan móc 5.5

711

Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác, nồi hơi nước quá nhiệt, và máy phụ trợ cho việc sử dụng

3.9 074 Chè 5.4

277 Đá mài tự nhiên khác 3.7 223 Hạt có dầu không mềm 5.3 831 Vali, túi du lịch 3.6 845 Các loại quần áo khác 5.2 845 Các loại quần áo khác 3.5 592

Tinh bột, inulin và Gluten từ lúa mỳ, chất có chứa abumin, kẹo

4.4

057 Hoa quả hạt tươi 3.4 897 Đồ kim hoàn, đồ của thợ

kim hoàn 4.2

592

Tinh bột, inulin và Gluten từ lúa mỳ, chất có chứa abumin, kẹo

3.4 821 Nội thất 3.8

Một phần của tài liệu so sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa việt nam và các nước asean5 (Trang 54)