Đánh giá chi tiết (mức SITC 3 chữ số)

Một phần của tài liệu so sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa việt nam và các nước asean5 (Trang 31)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

4.1.2 Đánh giá chi tiết (mức SITC 3 chữ số)

Xem xét RCA ở mức 3 chữ số sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về lợi thế so sánh. Cụ thể là số sản phẩm có lợi thế so sánh thể hiện ở số sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. Trong 261 nhóm sản phẩm ở mức SITC 3 chữ số thì vào năm 2006, Việt Nam có 55 sản phẩm có lợi thế so sánh, và con số này tăng lên đến 67 sản phẩm vào năm 201114. Bức tranh chi tiết về lợi thế so sánh của Việt Nam được thể hiện trong bảng 8.

20

Bảng 4.2: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của Việt Nam 2006, 2011 Năm 2006 Năm 2011 hàng hoá Mô tả RCA hàng hoá Mô tả RCA 042 Gạo 35,5 042 Gạo 27,6 036 Tôm cua 25,7 246 Gỗ vụn 20,2

231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 22,5 075 Gia vị 18,1

071 Cà phê 19,9 881 Trang thiết bị nhiếp ảnh 15,5

075 Gia vị 18,8 036 Tôm cua 13,4

851 Gìay dép 14,6 264 Sợi đay 12,4

246 Gỗ vụn 11,4 071 Cà phê 12,3

265 Sợi thực vật 9,3 231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 11,6

841 Quần áo nam dệt 8,9 851 Gìay dép 10,5

034 Cá tươi/sống/ướp 8,9 841 Quần áo nam dệt 8,7

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Từ số liệu bảng 4.2, có thể thấy các sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam phần lớn là những sản phẩm dựa trên các yếu tố thuận lợi sẵn có như tài nguyên và lao động. Năm 2006, nền kinh tế tuy vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và nguyên liệu thô (gạo, tôm cua, cao su, cà phê…) , song một số ngành công nghiệp chế tác đơn giản có hàm lượng công nghệ và vốn thấp, sử dụng nhiều lao động (giày dép, dệt may…) được chú trọng và là các sản phẩm có lợi thế so sánh hàng đầu của Việt Nam. Đến năm 2011, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch sang công nghiệp chế tác bậc cao (trang thiết bị nhiếp ảnh) trong khi ngành công nghiệp chế tác bậc thấp vẫn còn được duy trì. Các ngành nông nghiệp và nguyên liệu thô vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong cơ cấu lợi thế so sánh.

4.2 LỢI THẾ SO SÁNH CỦA CÁC NƢỚC ASEAN-5 4.2.1 In-đô-nê-xi-a

4.2.1.1 Đánh giá tổng quát (mức SITC 1 chữ số)

Chỉ số RCA của In-đô-nê-xi-a ở mức SITC 1 chữ số tại 2 thời điểm được thể hiện cụ thể như sau:

21

Bảng 4.3: Lợi thế so sánh của In-đô-nê-xi-a (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ số)

Cụm hàng hoá (SITC 1 chữ số) Năm Chỉ số RCA 2006

Năm 2011

Cụm 0 Lương thực và động vật sống 1,0 0,8 Cụm 1 Nước giải khát và thuốc lá 0,5 0,5 Cụm 2 Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) 3,8 2,7

Cụm 3 Nhiên liệu 2,0 2,2

Cụm 4 Dầu, mỡ, sáp động thực vật 16,4 17,0

Cụm 5 Hóa chất 0,5 0,5

Cụm 6 Hàng chế tác 1,2 1,0

Cụm 7 Máy móc và phương tiện vận tải 0,4 0,3

Cụm 8 Hàng chế tác hỗn hợp 1,0 0,8

Cụm 9 Hàng không thuộc các nhóm khác 0,1 0,2

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Chỉ số RCA từ bảng trên cho thấy vào năm 2006, lợi thế so sánh của In-đô- nê-xi-a chủ yếu dựa trên: Cụm 2 – Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) (RCA=3,8); Cụm 3 – Nhiên liệu (RCA=2,0); Cụm 4 – Dầu, mỡ, sáp động thực vật (RCA=16,4); Cụm 6 – Hàng chế tác (RCA=1,2).

Trong khi đó In-đô-nê-xi-a chưa có lợi thế so sánh đối với các sản phẩm: Cụm 0 – Lương thực và động vật sống (RCA=1,0); Cụm 1 – Nước giải khát và thuốc lá (RCA=0,5); Cụm 5 – Hoá chất (RCA=0,5); Cụm 7 – Máy móc và phương tiện vận tải (RCA=0,4); Cụm 8 – Hàng chế tác hỗn hợp (RCA=1,0); Cụm 9 – Hàng không thuộc các nhóm khác (RCA=0,1).

Điều này cho thấy In-đô-nê-xi-a là một nước có lợi thế so sánh thiên về khai khoáng và các mặt hàng chế tác, đặc biệt là dầu, mỡ động thực vật. Điều này hoàn toàn phù hợp vì In-đô-nê-xi-a là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ nên việc sản xuất và xuất khẩu nguyên nhiên liệu là thế mạnh của In-đô-nê-xi-a. Mặt khác, In-đô-nê-xi-a là một nước có mức độ đa dạng sinh học lớn thứ 2 trên thế giới nên các sản phẩm từ dầu mỡ động thực vật chiếm tỷ trọng cao.

In-đô-nê-xia là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, vào năm 2006, có thể nói cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành công nghiệp đã có được nhiều sự quan tâm hơn nên tỷ trọng các sản phẩm thuộc nông nghiệp có sự bó hẹp và mất đi lợi thế so sánh. Mặc dù vậy, các ngành công nghiệp của In-đô-nê-xi-a còn yếu kém, chủ yếu vẫn là các mặt hàng chế tác bậc thấp, các sản phẩm công nghiệp bậc cao chưa được chú trọng đúng mức nên chưa xuất khẩu được.

Vào năm 2011, cơ cấu lợi thế so sánh của In-đô-nê-xi-a chuyển biến khá chậm chạp. Các sản phẩm có lợi thế so sánh về cơ bản cũng gần như tương tự

22

năm 2006, gồm: Cụm 2 – Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) (RCA=2,7); Cụm 3 – Nhiên liệu (RCA=2,2); Cụm 4 – Dầu, mỡ, sáp động thực vật (RCA=17,0). Có thể thấy, vào năm 2011, In-đô-nê-xi-a không có sự đa dạng các mặt hàng xuất khẩu mà chỉ tập trung chú trọng xuất khẩu vào các sản phẩm có thế mạnh trong yếu tố thuận lợi sẵn có.

4.2.1.2 Đánh giá chi tiết (mức SITC 3 chữ số)

Trong 261 nhóm sản phẩm ở mức SITC 3 chữ số thì vào năm 2006, In-đô- nê-xi-a có 65 sản phẩm có lợi thế so sánh, và con số này giảm xuống còn 57 sản phẩm vào năm 201115. Số sản phẩm có lợi thế so sánh thể hiện ở số sản phẩm xuất khẩu có xu hướng giảm. Bức tranh chi tiết về lợi thế so sánh của In-đô-nê- xi-a được thể hiện trong bảng 10.

23

Bảng 4.4: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của In- đô-nê-xi-a 2006, 2011 Năm 2006 Năm 2011 hàng hoá Mô tả RCA hàng hoá Mô tả RCA 422 Dầu thực vật không mềm 43,5 322

Than bánh, than non

và than bùn 38,7

231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 33,7 422 Dầu thực vật không mềm 34,6

687 Thiếc 32,3 687 Thiếc 26,3

284

Niken sten, oxit niken thiêu kết, các sản phẩm trung gian khác của quá trình luyện niken

28,1 231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 21,8

283 Sten đồng; đồng xi

măng hoá 17,1 284

Niken sten, oxit niken thiêu kết, các sản phẩm trung gian khác của quá trình luyện niken

21,2 321 Than đá 14,2 321 Than đá 15,6 072 Ca cao 10,9 091 Bơ thực vật 11,6 431 Mỡ, dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn đã chế biến; các loại sáp động thực vật

9,0 267

sợi nhân tạo dùng để kéo sợi; phế liệu sợi nhân tạo 9,4 634 Lớp gỗ mặt, gỗ dán, tấm gỗ ép, gỗ đã gia công khác 7,0 431 Mỡ, dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn đã chế biến; các loại sáp động thực vật 9,2 075 Gia vị 6,8 283 Sten đồng; đồng xi măng hoá 8,1

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Từ số liệu bảng 4.4, có thể thấy các sản phẩm có lợi thế so sánh của In-đô- nê-xi-a hầu hết là những sản phẩm dựa trên các yếu tố thuận lợi sẵn có về tài nguyên thiên nhiên. Năm 2006, ngoài ca cao và gia vị là hai mặt hàng thuộc sản xuất nông nghiệp thì tất cả các mặt hàng còn lại đều đến từ công nghiệp khai khoáng (than đá), nguyên liệu thô (cao su, sten..) hay một số ngành công nghiệp chế tác. Đến năm 2011, In-đô-nê-xi-a ngày càng chú trọng hơn về các sản phẩm thế mạnh, cụ thể là việc sản xuất than các loại ngày càng chiếm tỷ trọng cao (In- đô-nê-xi-a đứng đầu thế giới về xuất khẩu than), không có sự đa dạng trong mặt hàng xuất khẩu mà ngày càng thu hẹp các sản phẩm thuộc sản xuất nông nghiệp.

24

4.2.2 Ma-lai-xi-a

4.2.2.1 Đánh giá tổng quát (mức SITC 1 chữ số)

Tìm hiểu chỉ số RCA của Ma-lai-xi-a ở mức SITC 1 chữ số tại 2 thời điểm cho thấy lợi thế so sánh tổng quát của nước này.

Bảng 4.5: Lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ số) Cụm hàng hoá (SITC 1 chữ số) Chỉ số RCA Năm 2006 Năm 2011 Cụm 0 Lương thực và động vật sống 0,4 0,5 Cụm 1 Nước giải khát và thuốc lá 0,4 0,6 Cụm 2 Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) 0,9 0,8

Cụm 3 Nhiên liệu 1,0 1,1

Cụm 4 Dầu, mỡ, sáp động thực vật 12,4 16,7

Cụm 5 Hóa chất 0,5 0,6

Cụm 6 Hàng chế tác 0,6 0,7

Cụm 7 Máy móc và phương tiện vận tải 1,4 1,2

Cụm 8 Hàng chế tác hỗn hợp 0,8 0,9

Cụm 9 Hàng không thuộc các nhóm khác 0,5 0,1

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Bảng 4.5 thể hiện rằng vào năm 2006, lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a chỉ dựa vào: Cụm 4 – Dầu, mỡ, sáp động thực vật (RCA=12,4); Cụm 7 – Máy móc và phương tiện vận tải (RCA=1,4).

Trong khi đó Ma-lai-xi-a chưa có lợi thế so sánh đối với các sản phẩm gồm: Cụm 0 – Lương thực và động vật sống (RCA=0,4); Cụm 1 – Nước giải khát và thuốc lá (RCA=0,4); Cụm 2 – Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) (RCA=0,9); Cụm 5 – Hoá chất (RCA=0,5); Cụm 6 – Hàng chế tác (RCA=0,6); Cụm 8 – Hàng chế tác hỗn hợp (RCA=0,8); Cụm 9 – Hàng không thuộc các nhóm khác (RCA=0,5).

Ma-lai-xi-a không có lợi thế so sánh trong những mặt hàng sản xuất nông nghiệp, khai khoáng cũng như các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động nhưng lại có lợi thế so sánh tương đối cao về các sản phẩm công nghệ cao. Rõ ràng, Ma-lai-xi-a là quốc gia xuất khẩu không dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà chuyên về sản xuất máy móc và các phương tiện vận tải, đặc biệt hơn khi Ma- lai-xi-a là nước sản xuất dầu cọ đứng đầu thế giới, dẫn đến cụm 4 là mặt hàng có lợi thế so sánh cao nhất và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Tuy nhiên, vào năm 2011, tuy cơ cấu lợi thế so sánh của Ma-lay-si-a tiếp tục biến thiên nhưng lại diễn ra hết sức ì ạch. Các sản phẩm có lợi thế so sánh về cơ bản cũng gần như tương tự năm 2006, gồm: Cụm 4 – Dầu, mỡ, sáp động thực vật (RCA=16,7); Cụm 7 – Máy móc và phương tiện vận tải (RCA=1,2). Song, vào năm 2011, Ma-lai-xi-a đã có thêm lợi thế so sánh ở Cụm 3 – Nhiên liệu

25

(RCA=1,1) chứng tỏ nước này phần nào đã chú trọng hơn vào công nghiệp khai khoáng, mặc dù mức độ chưa cao.

4.2.2.2 Đánh giá chi tiết (mức SITC 3 chữ số)

Số sản phẩm có lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a thể hiện ở số sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. Trong 261 nhóm sản phẩm ở mức SITC 3 chữ số thì vào năm 2006, Ma-lai-xi-a có 44 sản phẩm có lợi thế so sánh, và con số này tăng lên đến 59 sản phẩm vào năm 201116

. Lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a ở mức SITC 3 chữ số được thể hiện trong bảng sau:

26

Bảng 4.6: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của Ma- lai-xi-a 2006, 2011 Năm 2006 Năm 2011 hàng hoá Mô tả RCA hàng hoá Mô tả RCA 422 Dầu thực vật không mềm 26,7 422 Dầu thực vật không mềm 29,0 431 Mỡ, dầu động vật và thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn đã chế biến; các loại sáp động thực vật 20,8 431 Mỡ, dầu động vật và thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn đã chế biến; các loại sáp động thực vật 24,3

231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 11,0 687 Thiếc 11,2

762

Máy thu dùng trong vô tuyến truyền hình, có hoặc không kết hợp trong cùng một hộp với âm thanh ghi âm hoặc tái tạo hoặc một chiếc đồng hồ.

7,0 848 Quần áo không dệt 8,6

344 Khí dầu mỏ, các loại

khí hydrocarbon khác 5,7 344 Khí dầu mỏ, các loại khí hydrocarbon khác 8,0 091 Bơ thực vật 5,6 231 Cao su tự nhiên, nhân

tạo 7,2 634 Lớp gỗ mặt, gỗ dán, tấm gỗ ép, gỗ đã gia công khác 5,5 762

Máy thu dùng trong vô tuyến truyền hình, có hoặc không kết hợp trong cùng một hộp với âm thanh ghi âm hoặc tái tạo hoặc một chiếc đồng hồ.

7,0

848 Quần áo không dệt 5,5 621

Nguyên, vật liệu bằng cao su, kể cả thanh tấm, ống

5,6 776 Van nhiệt, van catốt

lạnh/van quang catốt 4,9 776

Van nhiệt, van catốt

lạnh/van quang catốt 5,4 247 Gỗ cây chưa bóc vỏ

hoặc đẽo vuông thô 4,5 634

Lớp gỗ mặt, gỗ dán, tấm gỗ ép, gỗ đã gia công khác

5,0

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Như được trình bày ở bảng trên, các sản phẩm có lợi thế so sánh của Ma- lai-xi-a vào năm 2006 phần lớn là những sản phẩm thuộc lâm sản, một số sản phẩm chế tác và các sản phẩm công nghệ cao (máy thu, van nhiệt...). Trên thực

27

tế, Ma-lai-xi-a cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, song nhìn vào bảng 12, có thể thấy nông nghiệp và một số ngành công nghiệp chế tác đơn giản có hàm lượng công nghệ và vốn thấp, sử dụng nhiều lao động (giày dép, dệt may…) không phải là các sản phẩm có lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a. Đến năm 2011, cơ cấu kinh tế không có sự thay đổi nhiều. Các ngành lâm nghiệp, chế tác và sản xuất máy móc vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong cơ cấu lợi thế so sánh.

4.2.3 Phi-líp-pin

4.2.3.1 Đánh giá tổng quát (mức SITC 1 chữ số)

Chỉ số RCA của Phi-líp-pin ở mức SITC 1 chữ số tại 2 thời điểm được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.7: Lợi thế so sánh của Phi-líp-pin (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ số)

Cụm hàng hoá (SITC 1 chữ số) Năm Chỉ số RCA 2006

Năm 2011

Cụm 0 Lương thực và động vật sống 0,8 1,1 Cụm 1 Nước giải khát và thuốc lá 0,5 1,1 Cụm 2 Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) 0,6 0,8

Cụm 3 Nhiên liệu 0,2 0,2

Cụm 4 Dầu, mỡ, sáp động thực vật 3,5 4,8

Cụm 5 Hóa chất 0,2 0,4

Cụm 6 Hàng chế tác 0,5 0,7

Cụm 7 Máy móc và phương tiện vận tải 1,9 1,3

Cụm 8 Hàng chế tác hỗn hợp 0,9 0,6

Cụm 9 Hàng không thuộc các nhóm khác 0,3 5,0

Nguồn: RCA được tính toán từ số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011

Chỉ số RCA từ bảng trên cho thấy vào năm 2006, lợi thế so sánh của Phi- líp-pin chủ yếu dựa trên: Cụm 4 – Dầu, mỡ, sáp động thực vật (RCA=3,5); Cụm 7 – Máy móc và phương tiện vận tải (RCA=1,9).

Trong khi đó Phi-líp-pin chưa có lợi thế so sánh đối với các sản phẩm: Cụm 0 – Lương thực và động vật sống (RCA=0,8); Cụm 1 – Nước giải khát và thuốc lá (RCA=0,5); Cụm 2 – Nguyên liệu thô (trừ nhiên liệu) (RCA=0,6); Cụm 3 – Nhiên liệu (RCA=0,2); Cụm 5 – Hoá chất (RCA=0,2); Cụm 8 – Hàng chế tác hỗn hợp (RCA=0,9); Cụm 9 – Hàng không thuộc các nhóm khác (RCA=0,3).

Điều này chứng minh Phi-líp-pin là một nước có lợi thế so sánh giống với Ma-lai-xi-a vì cả hai nước đều thiên về máy móc và phương tiện vận tải, đặc biệt là dầu, mỡ động thực vật. Có thể nói, tuy là một nước nông nghiệp nhưng chính

Một phần của tài liệu so sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa việt nam và các nước asean5 (Trang 31)