1. Mục tiêu tổng quát
Cùng với Thủ đô Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến năm 2010, Quận Đống Đa tiếp tục công cuộc đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá Thủ đô. Khai thác mọi nguồn lực và lợi thế so sánh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học- công nghệ, chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi đây là động lực chủ yếu nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng và quản lý quận, nâng cao chất lượng môi trường, giải quyết cơ bản các vấn đề xã hội bức xúc. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cấp chính quyền; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong mọi tình huống. Xây dựng nếp sống văn minh- hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố: đảm bảo duy trì tốc độ cao và tính bền vững, vừa đảm bảo hiệu quả, có tính năng động, có khả năng thích ứng nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường.
- Tiếp tục góp phần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thủ đô thành một quận văn minh, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Bảng số 6: Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 20101
TT Chỉ Tiêu Dự kiến KH 2006-
2010 1 Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm
+ Theo lãnh thổ 12-13%/năm
+ Theo quận quản lý 13-13%/năm
2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
+ Theo lãnh thổ 13-15%/năm
+Theo quận quản lý 12-12.5%/năm
3 Tăng thu Ngân sách bình quân 3-4%/năm 4 Thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với
bình quân chung của toàn Thành phố
1.2-1.3lần
5 Phổ cập PTTH vào năm 2010 100%
6 Giảm tỷ lệ sinh tự nhiên của dân số năm 2010 0.85%
7 Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 7.000-8000người 8 Diện tích nhà ở bình quân / người năm 2010 9-10m2/người
9 Số hộ nghèo đến năm 2010 0 hộ
Nguồn: Dự thảo kinh tế từ 2006-2010 Q. Đống Đa Xác định rõ phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận Đống Đa trong những năm tới cần căn cứ vào tiềm năng, lợi thế phát triển riêng của Quận, đồng thời bám sát định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố. Trong 5 năm tới ( 2006-2010), cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của Quận theo hướng dịch vụ - công nghiệp- nông nghiệp.
Trong đó, công nghiệp tăng trưởng khá, nhưng tốc độ có chậm lại hơn đáng kể so với dịch vụ. Dự báo đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế sẽ chiếm 61.33%, tỷ trọng ngành dịch vụ tương ứng sẽ tăng lên đến 38.67%. Riêng cơ cấu giá trị sản xuất do Quận quản lý thì hường chuyển dịch đến năm 2010, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng lênh 81.82% và công nghiệp chỉ còn chiếm 18.18%. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, Quận Đống Đa xác định rõ định hướng phát triển kinh tế tập trung ưu tiên cho nhiều mục tiêu hiện đại hoá, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, tạo nét chuyển biến rõ rệt về chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả của các sản phẩm và nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất theo lãnh thổ giai đoạn 2006-2010 đạt mức 12.5-13% năm, ngành thương mại - dịch vụ có mức tăng trưởng cao so với bình quân chung thành phố, đạt 11.5- 12.5% ( 2006-2010). Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả, ổn định và bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và hiệu quả hàng xuất khẩu, phát triển kinh doanh, khuyến khích đầu tư cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, phát triển sản xuất những ngành hàng có nhiều lợi thế và có sức cạnh tranh cao. Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đảm bảo cơ cấu chuyển dịch theo hướng tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuát kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Luật Hợp tác xã, khuyến khích các cơ sở huy động vốn, mở rộng việc liên kết, liên doanh để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống sản xuất hàng cấm, hàng giả, trốn lậu thuế. Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu thu Ngân sách theo Kế hoạch được giao, cân đối chi, tiết kiệm hợp lý, đảm bảo phục vụ cho hoạt động của bộ máy, các hoạt động xã hội, chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng theo Luật Ngân sách.
1.1. Phát triển dịch vụ
Ưu tiên phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, thông tin, thương mại, vận tải, tư vấn pháp luật, lao động- việc làm. Đồng thời tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển đời sống vật chất và tinh thần lành mạnh, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ… đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Trong những năm tới, Ngành thương mại trên địa bàn Quận chú trọng vào việc phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng và văn minh thương nghiệp, phấn đấu hình thành các Trung tâm thương mại( Trung tâm dịch vụ Ngã Tư Sở, khu vực Kim Liên, Ô chợ Dừa…), đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống chợ theo quy hoặch của Thành phố.
Ngành thuế phối hợp với các lực lượng kiểm tra, quản lý thị trường và UBND các phường đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại thuế, chống thất thu cả về số hộ và doanh thu tính thuế, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu thuế và chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm.
Ngân hàng và kho bạc Nhà nước Quận sẽ tập trung các biện pháp để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, quản lý sử dụng vốn, quản lý ngân sách hiệu quả.
Chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ khách trong nước và quốc tế, quan tâm nâng cao hiệu quả của loại hình dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, tích cực tổ chức, quảng bá các loại hình dịch vụ lữ hành tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử- văn hoá trên địa bàn Quận ( Văn Miếu- Quốc Tử Giám, chùa Kim Liên). Du lịch phải là một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển mạnh để trở thành ngành kinh tế chủ lực của Quận.
Tập trung phát triển nhanh các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao ( trước mắt là thương mại, du lịch). Phối hợp với các tỉnh lân cận mở thêm các tuyến du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh tiến độ xã hội hoá các loại hình dịch vụ quận mà trước hết tập trung vào các dịch vụ thuộc lĩnh vực giao thông- công chính như: thu gom, vận chuyển, xử lý rác, vận chuyển hành khách công cộng, cung cấp nước sạch, y tế, giáo dục, thể thao, thí điểm khoán chi cho các doanh nghiệp công ích, tiến tới việc Nhà nước ký hợp đồng cung cấp các sản phẩm công ích với mọi thành phần kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng GTSX các ngành dịch vụ khoảng 10-11%.
Tập trung làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, quan tâm củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, chú trọng khai thác các thị trường và sản phẩm không phải có quota. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu được 11-13%.
1.2. Phát triển công nghiệp
Tiếp tục thực hiện phát triển công nghiệp có chọn lọc, chú trọng vào các ngành hàng, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường. Vừa phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu hiện tại của nền kinh tế, vừa ưu tiên tập trung cao độ để phát triển nhanh hơn một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ tin học ( cả phần mềm và phần cứng), công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm…; hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ. Phấn đấu tốc độ tăng GTSX các ngành công nghiệp khoảng 15-16%.
Chú trọng lấp đầy các khu công nghiệp tập trung, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Cần đặc biệt quan tâm lựa chọn thu hút đầu tư vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Tăng cường phối hợp giữa công nghiệp TW và công nghiệp địa phương; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp trên cả nước.
Trong giai đoạn 2006-2010, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo quy hoạch và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của các cơ sở CN và TTCN trên địa bàn. Đổi mới thiết bị- công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh cao đưa vào danh mục ưu tiên phát triển.
Trong 5 năm tới, đối với các DNNN có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài, không có khả năng tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Quận sẽ phối hợp với các ngành hữu quan và các cơ quan chức năng của thành phố giải quyết theo hướng giải thể, sát nhập, khoán, cho thuê, cổ phần hoá hoặc chuyển hình thức sở hữu.
Hoàn thành việc chuyển đổi theo luật để các HTX đi vào ổn định, chủ động sản xuất kinh doanh.