Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm vĩnh long (Trang 32 - 100)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu

học

2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành

tiểu học qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lý khoa Tự nhiên – Tin học và

phòng Đào tạo trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long.

Qua xin ý kiến bằng phiếu 1

với cán bộ quản lý của Khoa Tự nhiên – Tin học và phòng Đào tạo trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, kết quả như sau:

□ Ông Phạm Hùng Dũng, Trưởng khoa Khoa Tự nhiên - Tin học cho rằng: - Mục đích học tập của sinh viên ngành Tiểu học là để có kiến thức chuyên sâu, nghiệp vụ sư phạm vững, sau này phục vụ tốt cho xã hội.

- Chủ thể quản lý học tập đổi với sinh viên ngành Tiểu học là: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, phòng Đào tạo, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trường, ban Chủ nhiệm Khoa, giáo viên giảng dạy, ban quản lý nội trú và ban cán bộ lớp. Chủ thể quan trọng nhất trong quản lý học tập đôi với sinh viên ngành Tiểu học là ban Chủ nhiệm Khoa.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngành Tiểu học ở mức độ khá. Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo ở tất cả các môn đều có chất lượng tốt. Số lượng tài liệu học đầy đủ ở môn Tâm lý học, Giáo dục học, Văn, Toán và thiếu ở những môn còn lại.

- Sinh viên thực hiện nghiêm túc thời gian học trên lớp, việc giảng dạy của giáo viên sư phạm, việc tự học của sinh viên, điều kiện - phương tiện học tập và những yếu tố khác đều là yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên.

- Sinh viên thực hiện đầy đủ các quy chế và văn bản có liên quan tới hoạt động học tập. Nguyên nhân có ảnh hưởng quyết định làm hạn chế kết quả học tập là sinh viên không có động cơ học đúng.

1

33

- Nội dung học tập trong chương trình học của ngành đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay phù hợp với yêu cầu của giáo dục địa phương và chuẩn giáo viên tiểu học.

- Nhận xét chung về việc học tập của sinh viên ngành Tiểu học: sinh viên có động cơ học tập đúng đắn nhưng số sinh viên có phương pháp tự học, tự nghiên cứu chưa nhiều.

□ Ông Phan Hữu Hiền, Phó trưởng phòng Đào tạo phụ trách ngành Tiểu học cho rằng:

Mục đích học tập của sinh viên ngành Tiểu học: gần gia đình, được ưu đãi từ lúc học đến khi ra trường, đầu ra được phân công công tác trong Tỉnh

- Chủ thể quan trọng nhất trong quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học là ban Chủ nhiệm Khoa.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập: + Xếp ở mức độ tốt có phòng ở nội trú;

+ Xếp ở mức độ khá, gồm: phòng học, giảng đường, phòng học bộ môn; + Xếp ở mức độ trung bình gồm: thư viện, các phương tiện dạy học; + Xếp ở mức độ kém, gồm: phòng tập giảng, phòng học ở nội trú.

- Ngoại trừ các môn: Triết, Kinh tế - Chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh có tài liệu học với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt, tài liệu học ở các môn khác có số lượng thiếu và chất lượng bình thường.

- Sinh viên ngành Tiểu học thực hiện đầy đủ các văn bản pháp quy có nội dung về: thời gian học theo thời khóa biểu trên lớp, kế hoạch kiến tập thường xuyên và kiểm tra - thi học phần, xếp loại tiết học, xếp loại học tập của sinh viên, quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên trong học tập. Sinh viên chưa thực hiện đầy đủ các văn bản pháp quy có nội dung về: thời gian tự học ngoài giờ lên lớp theo quy định, kế hoạch học tập các môn học, kế hoạch ngoại khóa, kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

- Yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên bao gồm: sinh viên thực hiện nghiêm túc thời gian học trên lớp, việc giảng dạy của giáo viên sư

34

phạm, việc tự học của sinh viên, điều kiện - phương tiện học tập và những yếu tố khác.

- Nguyên nhân có ảnh hưởng quyết định làm hạn chế kết quả học tập là sinh viên không có động cơ học đúng, không có hứng thú học, chưa tự học tốt và trình độ nhận thức của sinh viên hiện nay thấp hơn so với chương trình học tập. Việc tổ chức tự học, quản lý tự học từ phía nhà trường là những nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng quan trọng đến việc hạn chế kết quả học tập của sinh viên.

- Nội dung học tập trong chương trình học hiện nay so với yêu cầu của giáo dục địa phương, thì kiến thức, kỹ năng - tay nghề sư phạm chưa phù hợp, thái độ, tác phong nghề nghiệp phù hợp; so với Chuẩn giáo viên tiểu học, thì kiến thức: không phù hợp, kỹ năng - tay nghề sư phạm: chưa phù hợp, thái độ, tác phong nghề nghiệp: phù hợp.

Nhận xét chung về việc học tập của sinh viên ngành Tiểu học: Chưa có giáo trình dạy và học phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa ở bậc Tiểu học hiện hành; phân phối chương trình chưa hợp lý, mất cân đối.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học bằng phương pháp điều tra. tiểu học bằng phương pháp điều tra.

Điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học được tiến hành bằng phiếu thăm dò ở:

- 22 giáo viên hiện đang giảng dạy ngành Tiểu học2

,

- 172 sinh viên đang theo học ngành đào tạo giáo viên tiểu học3

với: + 102 sinh viên năm thứ ba (khối 27T),

+ 38 sinh viên năm thứ hai (khối 28T), + 32 sinh viên năm thứ nhất (khối 29T).

Kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra mang lại như sau:

2

Phụ lục 2 3

35

• Thực hiện các quy chế, quy định có liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên ngành Tiểu học:

Cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục trong nhà trường là các văn bản pháp quy có liên quan. Quản lý học tập đối với sinh viên trước hết là chỉ đạo, tổ chức cho sinh viên thực hiện các quy chế, quy định về học tập theo ngành đào tạo. Thời gian học trên lớp, kế hoạch học tập các môn học, tham gia kiến tập thường xuyên, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, ngoại khóa, các tiêu chuẩn để đánh giá, ... được sinh viên ngành Tiểu học thực hiện theo sự định hướng của các quy chế và quy định có liên quan.

Ý kiên của sinh viên và giáo viên ngành Tiểu học về mức độ sinh viên thực hiện các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động học tập ở trường Sư phạm được thống kê ở bảng 1: Mức độ thực hiện các quy chế và quy định có liên quan đến hoạt động học của sinh viên ngành Tiểu học.

Bảng 1: Mức độ thực hiện các quy chê và quy định có liên quan đến hoạt động của sinh viên ngành Tiểu học.

36

Qua kết quả của bảng 1 cho thấy: - Thực hiện thời gian học:

+ Thực hiện thời gian học theo thời khóa biểu trên lớp ở mức độ đầy đủ được 105 trên 172 sinh viên tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ 61%) và 21 giáo viên (chiếm tỷ lệ 95%) chọn làm phương án trả lời. Ý kiến của giáo viên và sinh viên về mức độ thực hiện thời gian học trên lớp có sự khác biệt (x2

= 10.14). Sự khác biệt ý nghĩa nay có thể lý giải với lý do giáo viên giảng dạy chỉ quan sát việc thực hiện thời gian học của sinh viên đối với bộ môn mình phụ trách trong khi sinh viên trả lời câu hỏi này bằng sự tự đánh giá mức độ thực hiện thời gian học theo thời khóa biểu suốt quá trình học ở trường.

+ Kết quả đánh giá của giáo viên và tự đánh giá ở sinh viên về mức độ thực hiện thời gian tự học ngoài giờ lên lớp theo quy định của sinh viên thì không có sự khác biệt ý nghĩa (x2

= 4.14). Thực hiện thời gian tự học theo quy định có 116 sinh viên (chiếm tỷ lệ 67%) xác nhận chưa đầy đủ và 10 giáo viên (chiêm tỷ lệ 45%) có cùng ý kiến.

- Thực hiện kế hoạch học tập:

+ Kế hoạch kiểm tra, thi học phần có nhiều sinh viên xác nhận đã thực hiện đầy đủ nhất so với các kế hoạch học tập khác. Tần số 172 (chiếm tỷ lệ

37

100%) đã nói lên điều đó 2 giáo viên (chiếm tỷ lệ 9%) chọn mức độ chưa đầy đủ trong đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thi học phần của sinh viên tạo nên khác biệt ý nghĩa về ý kiến giữa giáo viên và sinh viên ở vấn đề này (x2= 15.80).

+ Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của giáo viên và sinh viên trong đánh giá mức độ sinh viên ngành Tiểu học thực hiện các kế hoạch về môn học (x2

= 2.46), rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (x2

= 3.76), kiến tập thường xuyên (x2 = 4.61), ngoại khóa (x2

= 5.55). Sinh viên thực hiện đầy đủ kế hoạch học các môn học được 20 giáo viên (chiếm tỷ lệ 91%) và 131 sinh viên (chiếm tỷ lệ 76%) chọn làm câu trả lời. Ngoại khóa và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là hai kế hoạch học tập mà hiện nay có rất ít sinh viên thực hiện ở mức độ đầy đủ. 150 sinh viên (chiếm tỷ lệ 88%) và 15 giáo viên (chiếm tỷ lệ 68%) xác nhận sinh viên thực hiện kế hoạch ngoại khóa ở mức độ chưa đầy đủ. Có 134 sinh viên (chiếm tỷ lệ 78%) và 13 giáo viên (chiếm tỷ lệ 59%) đồng tình ở mức độ sinh viên thực hiện chưa đầy đủ kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

- Quy định về xếp loại tiết học và xếp loại học tập của sinh viên được đa số sinh viên và giáo viên đồng ý với mức độ thực hiện của sinh viên là đầy đủ. Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của sinh viên ở nội dung này.

- Chỉ có 35 sinh viên (chiếm tỷ lệ 20%) và 8 giáo viên (chiếm tỷ lệ 36%) đồng ý mức độ thực hiện đầy đủ đối với các quy chế và quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên trong học tập.

- Không có sự chọn lựa nào từ phía giáo viên cũng như sinh viên đối với các văn bản có nội dung khác.

Từ ý kiến của sinh viên và giáo viên cho thấy không có sinh viên nào không chấp hành các quy chế, quy định có liên quan đến hoạt động học tập trong trường.

Cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ học tập:

38

Đặc thù của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phù hợp. Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ việc học tập trong nhà trường, sinh viên có ý kiến như sau:

Bảng 2: Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ học tập

Kết quả thống kê ở bảng 2 chỉ rõ:

- Phòng học và giảng đường là hai cơ sở vật chất có tỉ lệ sinh viên và giáo viên đánh giá tốt và khá trội hơn so với các cơ sở vật chất khác của trường. Không có sư khác biệt ý nghĩa trong sự đánh giá của sinh viên và giáo viên khi đánh giá hai cơ sở vật chất này. Kết quả của việc cải tạo các phòng học mà nhà trường đang tiến hành hiện nay được thể hiện qua 27 sinh viên

39

(chiếm tỷ lệ 16%) và 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) chọn mức độ tốt; 106 sinh viên (chiếm tỷ lệ 62%) và 15 giáo viên (chiếm tỷ lệ 68%) chọn mức độ khá khi đánh giá phòng học. Giảng đường được 1 giáo viên (chiếm tỷ lệ 5%) xếp loại lốt; 77 sinh viên (chiếm tỷ lệ 45%) và 6 giáo viên (chiếm tỷ lệ 27%) xếp loại khá. Tuy nhiên, các giảng đường trong trường hiện nay vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của sinh viên về một giảng đường tối ưu cho học tập. Tỉ lệ sinh viên và giáo viên đánh giá giảng đường ở mức độ trung bình (45% ở sinh viên và 55% ở giáo viên ) và mức độ kém (10% ở sinh viên và 14% ở giáo viên) đã nói lên điều đó.

- Phòng học bộ môn được 2 giáo viên (chiếm tỷ lệ 9%) xếp ở mức độ tốt, 22 sinh viên (chiếm tỷ lệ 13%) và 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ 14%) đồng ý xếp ở mức độ khá, 80 sinh viên (chiếm tỷ lệ 47%) và 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) xếp mức độ trung bình 57 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,3%) cùng với 13 giáo viên (chiếm tỷ lệ 59%) xếp ở mức độ kém. Có sự khác biệt ý nghĩa (x2

=

24.57) giữa sự đánh giá của giáo viên và sinh viên về phòng học bộ môn. Kết quả đánh giá đã phản ánh số phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu của các môn học trong chương trình đào tạo cũng như số lớp hiện có của ngành học.

- Sự đánh giá của giáo viên và sinh viên về thư viện không có sự khác biệt về ý nghĩa (x2= 1.11). Không có sinh viên và giáo viên đánh giá thư viện ở mức độ tốt, 34 sinh viên (chiếm tỷ lệ 20%) và 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) đánh giá thư viện ở mức độ khá, 79 sinh viên (chiếm tỷ lệ 46%) và 8 giáo viên (chiếm tỷ lệ 36%) đánh giá thư viện ở mức độ trung bình, 59 sinh viên (chiếm tỷ lệ 34%) cùng với 10 giáo viên (chiếm tỷ lệ 45%) đánh giá thư viện ở mức độ kém.

- Phòng thí nghiệm được sinh viên đánh giá không có nhiều khác biệt so với các mức độ đã đánh giá thư viện: Không có sinh viên chọn ở mức độ tốt, mức độ khá có 33 sinh viên (chiếm tỷ lệ 19%) và 7 giáo viên (chiếm tỷ lệ 32%) chọn, mức độ trung bình có 89 sinh viên (chiếm tỷ lệ 52%) cùng 12 giáo viên (chiếm tỷ lệ 55%) chọn, mức độ kém có 50 sinh viên (chiếm tỷ lệ 29%) và 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ 14%) chọn.

40

- Tập giảng là một khâu không thể thiếu được trong quá trình luyện tập tay nghề sư phạm. Kết quả đánh giá phòng tập giảng với: 113 sinh viên (chiếm tỷ lệ 66%) và 12 giáo viên (chiếm tỷ lệ 55%) xác nhận là không có, ở mức độ kém có 40 sinh viên (chiếm tỷ lệ23%) và 3 giáo viên (chiếm tỷ lệ 14%) đồng tình, 19 sinh viên (chiếm tỷ lệ 11%) và 2 giáo viên (chiếm tỷ lệ 9%) chọn mức độ trung bình, 5 giáo viên (chiếm tỷ lệ 23%) chọn mức độ khá. Có sự khác biệt ý nghĩa trong ý kiến của giáo viên và sinh viên khi đánh giá phòng tập giảng = 40.35).

- Đánh giá về phòng ở nội trú, ở cả bốn mức độ đều có sinh viên chọn làm câu trả lời (Tốt: 7%, khá: 28%, trung bình: 28%, kém: 37%), trong khi đó lại không có giáo viên nào xếp phòng ở nội trú vào mức độ tót. Sinh viên tiến hành giờ tự học theo quy định tại phòng học ở nội trú 105 sinh viên (chiếm tỷ lệ 61%) và 16 giáo viện (chiếm tỷ lệ 73%) đánh giá phòng học nội trú ở mức độ kém. Giữa ý kiến của giáo viên và sinh viên trong đánh giá phòng học ở nội trú không có sự khác biệt ý nghĩa (x2

= 3.39).

- 22 sinh viên (chiếm tỷ lệ 13%) và 7 giáo viên (chiếm tỷ lệ 32%) đánh giá phương tiện dạy-học ở mức độ khá. Số sinh viên và giáo viên còn lại đã xếp các phương tiện dạy-học ở mức độ trung bình (tỷ lệ ở sinh viên và giáo viên đều là 45%) và mức độ kém (42% ở sinh viên và 23% ở giáo viên).

Một cách khái quát, theo sự đánh giá của sinh viên và giáo viên thì cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập đa số chỉ đạt mức độ trung bình và kém.

Đánh giá về tài liệu học:

Ý kiến của giáo viên về số lượng và chất lượng tài liệu học được thống kê ở bảng 3.

Bảng 3. Đánh giá của giáo viên về tài liệu học

Số lượng tài liệu học Chất lượng tài liệu học

Đầy đủ Thiếu Quá thiếu Tốt Bình thường kém

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

41

5 23% 7 32% 10 45% 4 18% 9 41% 9 41%

Kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy

+ Đa số giáo viên đánh giá số lượng tài liệu học ở môn mình phụ trách là thiếu và quá thiếu. Chỉ có 5 giáo viên (chiếm tỷ lệ 23%) xác nhận giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,... ở mức độ đầy đủ.

+ Khi đánh giá về chất lượng tài liệu học thì 4 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) đồng ý mức độ tốt, mức độ bình thường có 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ 41%) chọn và 9 giáo viên (chiếm tỷ lệ 41%) chọn mức độ kém.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm vĩnh long (Trang 32 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)