Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm vĩnh long (Trang 31 - 32)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

- Trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long là một đơn vị hành chánh sự nghiệp thuộc hệ thống Giáo dục Đại học của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng: giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non; đồng thời nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.

- Nhận xét về quá trình đào tạo của nhà trường trong thời gian qua, Ông Nguyễn Thái Đỉnh, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: "Trong liên tiếp nhiều năm gần đây, chúng ta có quyền tự hào khẳng định rằng: nhà trường chúng ta hoàn toàn xứng đáng với sứ mạng lịch sử của mình, đối với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà và của cả nước." [64; 2]. Định hướng hoạt động dạy-học, Ông Nguyễn Thành Tám, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhấn mạnh nhiệm vụ của Hội đồng sư phạm nhà trường là: "Ba năm học giúp giáo sinh bắt kịp kiến thức khoa học, kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa phương pháp dạy vù cách học, đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy-học.". [64; 4].

Ngành Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long hiện có 172 sinh viên đang theo học, chịu sự quản lý của khoa Tự nhiên - Tin học với ba cán bộ quản sinh phụ trách. Trực tiếp giảng dạy sinh viên ngành Tiểu học là các giáo viên có tuổi đời từ 40 đến 55 tuổi, tuổi nghề ít nhất là 10 năm và cao nhất là 30 năm

32

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm vĩnh long (Trang 31 - 32)