3. Quy hoạch sản xuất
3.6. Các giải pháp thực hiện
(Nội dung do Sở NN & PTNN hướng dẫn),
3.6.1. Các hình thức tổ chức sản xuất:
Các loại hình hợp tác xã
Phấn đấu thành lập mới .... HTXNN (hoặc HTX DVNN và kinh doanh tổng hợp); củng cố hoạt động ... HTX DVNN; giải thể ...HTX (ngưng hoạt động, thua lỗ kéo dài); thành lập mới bao nhiêu Tổ hợp tác; các loại hình dịch vụ, sản xuất của Tổ hợp tác;
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của TW và địa phương về khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác (hỗ trợ đào tạo cán bộ, vay vốn tín dụng, hỗ trợ áp dụng công nghệ mới; đất đai để làm trụ sở, xây dựng cơ sở dịch vụ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm các mặt hàng chủ lực…)
Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại:
Cải tạo và phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại không chỉ để phát triển kinh tế mà còn tạo ra một nét mới trong văn hóa của một xã nông thôn mới. Vì vậy, phát triển kinh tế vườn – kinh tế trang trại là một trong những nội dung cần tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Từ nay đến năm 2020, vận động và hỗ trợ để xây dựng mới các trang trại đạt mục tiêu đề ra và đạt tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp – PTNT; trong đó, chủ yếu là trang trại.... (ví dụ: trang trại nông lâm kết hợp; trang trại nuôi trồng thủy sản; trang trại chăn nuôi heo sinh sản, chăn nuôi heo thịt siêu nạc; gà siêu trứng và gà an toàn sinh học...; các trang trại chăn nuôi chủ yếu là phát triển trong khu chăn nuôi tập trung). Bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển các gia trại (quy mô, giá trị nhỏ hơn trang trại) chăn nuôi theo hướng tập trung có số lượng lớn (chọn những hộ ở khu vực ven đồi, những hộ có diện tích vườn lớn); chăn nuôi phải gắn với việc xây dựng công trình khí sinh học bioga.
Cải tạo và phát triển các vườn trong khu dân cư (kể cả một số vườn đã cải tạo nhưng chưa đạt yêu cầu và vườnchưa được cải tạo), mục tiêu là đưa các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế vào phát triển ở các khu vườn.
Cơ cấu chủng loại cây trồng đối với kinh tế vườn bao gồm: mở rộng diện tích trồng các loại cây đã thích nghi, phù hợp, cho năng suất và hiệu quả ổn định; các loại cây có tính chất đặc trưng, truyền thống (loon bon, Thanh trà, tiêu Tiên Phước; Trụ lông Đại Bình...); các xã đồng bằng, diện tích đất vườn hẹp, nên chọn các loại cây trồng ngắn ngày, rau màu đầu tư phát triển KTV…
(Kinh phí thực hiện cho việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại chủ yếu huy động nội lực trong nhân dân, chủ trang trại và vốn vay là chính; Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác xây dựng các mô hình điểm để nhân rộng và UBND tỉnh sẽ nghiên cứu ban hành hỗ trợ lãi suất vay để phát triển KTV).
+ Nêu giải pháp quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại gắn với thị trường định hướng (như các siêu thị, chợ đầu mối...). Nhằm hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Chú ý việc định hướng các doanh nghiệp góp vốn liên kết đầu tư chăn nuôi. - Sớm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, đồng thời chủ trang trại cũng phải có biện pháp thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi giúp trang trại sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
3.6.2. Về ngành nghề, làng nghề nông thôn:
- Khôi phục, phát triển ngành nghề, làng nghề với quy mô và định hướng theo quy hoạch xây dựng xã NTM (Thông tư LT số 13/2011/TT-LT); cụ thể: các ngành, nghề chủ yếu nào ở địa phương cần khôi phục, cần phát triển, cần du nhập mới; các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nghề, làng nghề (ứng dụng máy móc, thiết bị để cải tiến sản xuất; khai thác có hiệu quả các cơ chế, chính sách của TW và địa phương; đẩy mạnh liên kết-liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ; quảng bá sản phẩm; tập huấn, đào tạo, truyền nghề, cấy nghề; tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi; xử lí môi trường...)
Chú ý kết hợp bố trí các công trình phụ trợ phục vụ trong lĩnh vực sản xuất (ví dụ: sân phơi đối với đồng lúa giống, bãi tập kết nông sản, lâm sản…)