II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp
thích hợp
Cần phải xây dựng một số chiến lược như: chiến lược phát triển khoa học – công nghệ, chiến lược mặt hàng, chiến lược thị trường…trong điều kiện có sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thương trường. Từ đó có hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng hàng hoá một cách tối ưu, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học – công nghệ, tại Điều 38, Luật Khoa học và Công nghệ đã được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khó X thông qua ngày 9-6-2000 đã nêu rõ: Doanh nghiệp được trích một phần vốn để đầu tư công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm; doanh nghiệp được lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để chủ động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng
điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu và được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Đây là lần đầu tiên, hoạt động khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp được thể chế hóa cao. Do vậy, cần phải triển khai thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ để luật này đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp mà trước hết là các doanh nghiệp mũi nhọn sẽ có cơ sở để đổi mới công nghệ, rút ngắn dần khoảng cách với các nước phát triển, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh và năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Với công nghệ hiện đại cộng với đội ngũ làm chủ được các công nghệ đó và có cơ chế quản lý thích ứng nhất định các doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Đồng thời đây cũng là tiền đề để hình thành và hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta.
5. Phát huy vai trò tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp trong thu thập
và cung cấp thông tin, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh theo hướng
xuyên quốc gia. Tăng cường sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để có tiếng nói chung trên thương trường, hạn chế bị các đối tác nước ngoài ép cấp, ép giá. Khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro theo ngành hàng…
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là rất mới mẻ và cũng chưa có tiền lệ trên thế giới, nên trong quá trình vừa xây dựng phát triển vừa tổng kết đúc rút kinh nghiệm, do đó còn những bất cập nhất định về chính sách, luật pháp và chưa tương thích, phù hợp với trong thông lệ khu vực, quốc tế là điều khó tránh khỏi, song với quyết tâm của Đảng và Nhà nước nó nhất định sẽ được hoàn thiện dần trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ là luôn tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp không thể ỷ lại mãi vào sự bảo hộ của Nhà nước mà mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực tự thân đổi mới để có phương pháp quản
lý hiện đại với đội ngũ lao động vốn sẵn có lòng yêu nước, ngày càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cùng công nghệ tiên tiến. Như thế nhất định làm ra các sản phẩm chất lượng cao giá thành hạ, kiểu dáng đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đa dạng của mọi người trên các thị trường khác nhau. Có như vậy mới chiến thắng được trong các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết kinh tế quốc tế.
Sớm thành lập các Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ chế hoạt động, đối tượng được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 106/2004/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề; đối tượng được vay bị thu hẹp (lý do, phục vụ đầu tư trọng điểm, tập trung); mức lãi suất áp dụng chưa được phù hợp, cần có mức ưu đãi hơn cho các dự án đầu tư tại các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Cần hình thành các chương trình trợ giúp phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Khuyến khích hình thành các tổ chức khoa học công nghệ để tư vấn hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng kiến thức khoa học. Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học cho kinh tế tư nhân. Các địa phương cần có những chính sách hỗ trợ như: mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin thuê, mua trả góp thiết bị để đổi mới công nghệ, thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; khen thưởng các cá nhân và doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến.
KẾT LUẬN
Qua đề tài chúng em nhận thấy được vai trò to lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong hệ thống nền kinh tế nước ta không chỉ trong thời điểm hiện nay mà còn cả trong tương lai. Đặc biệt là những đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế như: đóng góp vào nguồn thu ngân sách, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm… Nhưng qua đề tài chúng em cũng nhận thấy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đang làm cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Từ đó chúng em đã quyết tâm nghiên cứu và tìm tòi để cùng nhau đưa ra một số giải pháp, hy vọng nó sẽ giúp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc và tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Đặc biệt nó càng có ý nghĩa hơn đối với những nhà hoạch định chính sách, những người chủ doanh nghiệp… khi bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần kề. Chúng em hy vọng những giải pháp đó sẽ phát huy tác dụng giúp cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển ổn định và vững mạnh trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1.Thời báo kinh tế số 211/2004
2.Nghiên cứu kinh tế số 319-tháng 12/2004
2.Việt Nam với tiên trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.Những vấn đề kinh tế nổi bật năm 2004
MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU ... 1
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN THỜI GIAN QUA ... 2
1. Những chuyển biến của khu vực kinh tế tư nhân ... 2
1.1. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện ... 2
1.2. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp ... 5
1.3. Tạo nhiều công ăn việc làm mới ... 8
1.4. Góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu ... 9
1.5. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách ... 9
1.6. Góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ... 9
1.7. Góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ... 10
2. Những hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ... 11
2.1. Những mặt hạn chế ... 11
2.2. Những vấn đề bức xúc cần giải quyết ... 11
3. Nguyên nhân và những tồn tại ... 16
3.1. Vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với khu vực tư nhân ... 16
3.2. Những nguyên nhân từ cơ chế, chính sách ... 16
3.3. Những nguyên nhân của bản thân doanh nghiệp ... 17
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ... 18
1. Xoá bỏ sự mặc cảm của xã hội và sự kỳ thị của một số công chức trong bộ máy công quyền đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ... 18
2. Phải tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng ... 19
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng ... 20
4. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp22 5. Phát huy vai trò tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp trong thu thập và cung cấp thông tin, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới cho doanh nghiệp ... 23