1. Quan điểm phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
- Về lâu dài, ưu tiên phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển, chiếm vị trí hàng đầu của lĩnh vực dịch vụ.
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; vì lợi ích của nhân dân và các mục tiêu phát triển con người; gắn với việc giảm nghèo và chuyển đổi kinh tế Thừa Thiên Huế.
- Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
- Đi đôi với việc phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực; tạo được thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế.
- Phát triển du lịch cộng đồng, đưa du lịch về làng quê và miền núi. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho du lịch, hỗ trợ phát triển lẫn nhau.
38
2. Giải pháp phát triển du ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Giải pháp về hợp tác đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho du lịch Thừa Thiên Huế trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.
2.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch
- Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Thừa Thiên Huế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Huế phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.
- Tăng cường liên kết để tạo chuỗi sản phẩm du lịch đạt chất lượng chuẩn:
Liên kết giữa các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ. Liên kết giữa các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch để khai thác tối ưu công suất của các phương tiện vận chuyển khi thị trường khách biến động
Liên kết giữa các nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách.
2.3. Giải pháp về xây dựng chiến lược xúc tiến, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch phẩm du lịch
- Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các chương trình du lịch được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.
- Mỗi địa phương xây dựng các ấn phẩm đểquảng bá sản phẩm của địa phương để xúc tiến bán sản phẩm du lịch Huế trên các phương tiện tuyên truyền, cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và của địa phương.
39
2.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch vào các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; xây dựng các quy ước của các địa phương trong khai thác du lịch
2.5. Giải pháp về môi trường:
Các dự án đầu tư du lịch phải thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cảnh quan nơi xây dựng dự án; áp dụng nghiêm ngặt hệ số xây dựng trên diện tích được giao; có kiến trúc phù hợp với cảnh quan, hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình tự nhiên; quản lý nghiêm ngặt việc xử lý nước thải…
- Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch :
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
- Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường: Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác bảo vệ môi trường du lịch.
Những hoạt động chính của nội dung bảo vệ môi trường du lịch này bao gồm : - Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch.
- Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v.
- Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm du lịch
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch
- Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường
40
- Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường
- Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả năng gây sự cố môi trường.
- Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất, phóng xạ, v.v. ở những khu vực diễn ra hoạt động du lịch.
41
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1. Kết luận:
Từ nội dung đã trình bày trong báo cáo này có thể rút ra kết luận như sau: Trong xã hội hiện đại, nhu cầu du lịch của con người là rất lớn do hằng ngày con người phải làm việc trong môi trường căng thẳng, vì vậy công tác thống kê du lịch ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp chung ta nắm vững được số lượng cũng như cơ cấu khách du lịch, để từ đó có thể tiến hành dự báo số lượng khách cho những năm tiếp theo, giúp chúng ta có những chính sách phù hợp giúp ngành du lịch phát triển.
2. Kiến nghị
Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch và các Ban - Ngành liên quan:
- Khảo sát, lựa chọn, xây dựng và triển khai dự án thí điểm về mô hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế bằng ngân sách của thành tỉnh .
- Chủ động tích cực lập kế hoạch đào tạo nghề du lịch cho lao động ở từng địa phương theo đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đề nghị các cơ sở có đào tạo về du lịch cần chủ động đưa sinh viên đi nghiên cứu thực tế tại các địa phương về phát triển du lịch, giúp các địa phương này triển khai thực hiên đề án đào tạo nghề du lịch cho lao động địa phương. Giúp cho người dân cách thức tổ chức kinh doanh du lịch, marketing tại chỗ, văn hóa giao tiếp phục vụ khách du lịch, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch ở địa phương.
- Tăng cường hợp tác, liên doanh với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước, các hãng lữ hành để mở rộng thị trường khách
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lý thuyết thông kê - Các nguồn tài liệu từ Internet
- Website Sở Văn Hoá-Thể Thao - Du Lịch Thừa Thiên Huế