Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2010-

Một phần của tài liệu đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 25 - 31)

Thiên Huế từ 2010- 2012

Nhìn chung thị trường khách du lịch có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội, đặc biệt là thị trường khách nội địa do hướng chỉ đạo của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa.

26

Biểu đồ doanh thu (Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Sở Văn Hoá-Thể Thao-Du Lịch Thừa Thiên Huế,2012)

Nhận xét: doanh thu về du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm đã có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 là 1.338.530 đến năm 2012 đã là 2.209.795 tăng hơn

Năm

Lượt khách du lịch Lượt khách Ngày khách

Doanh thu Công suất Lao động (người) Tổng cơ sở lưu trú (Ksạn) Tổng cộng Quốc tế Nội địa Tổng cộng Quốc tế Nội địa Tổng

cộng Quốc tế Nội địa

2010 1.745.213 708.430 1.036.783 1.486.374 612.304 873.970 3.002.595 1.237.175 1.765.419 1.338.530 52 8.100 313 (177) (177) 2011 2.054.370 806.415 1.247.955 1.604.350 653.856 950.494 3.304.961 1.340.405 1.964.556 1.657.496 57 9.600 535 (199) 2012 2.544.762 867.904 1.676.858 1.729.540 730.490 999.050 3.486.620 1.467.740 2.018.880 2.209.795 54 9.550 536 (198)

27

871265(65.09%) qua đó cho thấy tỉnh nhà đã có nhiều sự đầu tư mạnh giúp phát triển du lịch đi đúng hướng. Điều đó được ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là:

- Lao động du lịch 2010-2012:

Tình hình lao động của toàn ngành đến năm 2012 có gần 9.550 người, tăng gần 1.450 người so với năm 2010. Nhìn chung, trong ngành du lịch đã có một số tiến bộ về trình độ nghề của người lao động nhưng lực lượng lao động trực tiếp của ngành đa số còn yếu trên tất cả các mặt kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, marketing và tiếp thị sản phẩm.

Từ năm 2010 đến nay, lao động làm việc trong ngành du lịch tăng liên tục về số lượng và có bước phát triển về mặt chất lượng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có kinh nghiệm về kiến thức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ trong tổng số lao động của các doanh nghiệp tăng dần, những cán bộ quản lý các doanh nghiệp được đào tạo về kiến thức quản lý khách sạn, marketing, ngoại ngữ, tin học ứng dụng ... tăng khá nhanh. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp thể hiện: kiến thức chuyên môn hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ chưa cao, phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp....với chất lượng như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp.

Số lao động trong các doanh nghiệp lớn đã được quan tâm hơn, tỷ lệ cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn du lịch khoảng 85 - 90%. Bên cạnh đó, hầu như số lao động có bậc nghề cao đều làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: gửi nhân viên đi thực tập tại các khách sạn lớn trong nước và nước ngoài, mời giáo viên nước ngoài hoặc Việt Nam giỏi ngoại ngữ về dạy tại cơ sở; tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ đi học tại chức, ban đêm; tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn để cán bộ thi nâng bậc nghề hàng năm; ...

Trình độ lao động trong khối doanh nghiệp nhỏ vẫn còn nhiều mặt hạn chế, Chủ doanh nghiệp chưa có nghiệp vụ du lịch, thường chỉ có đội ngũ lễ tân có bằng đại học ngoại ngữ giao dịch với khách hàng còn chuyên môn về du lịch hầu như chưa được

28

đào tạo. Các bộ phận khác như buồng, phục vụ bàn còn yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Một phần, do đặc thù của doanh nghiệp tư nhân có hạn chế về chế độ chính sách với người lao động nên lực lượng lao động ở khu vực này biến động nhiều, với ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn nghiệp vụ cao, tinh tế như du lịch thì việc thay đổi liên tục nguồn lao động sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ.Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế do không có nguồn kinh phí và mặt khác do một số doanh nghiệp sau khi đầu tư cấp kinh phí cho nhân viên đi học đến khi học xong lại xin chuyển sang đơn vị khác có thu nhập cao hơn, làm tăng chi phí trong khi chất lượng lao động của doanh nghiệp vẫn không khả quan. Điều này đã làm cho một số doanh nghiệp không quan tâm việc cử người đi học nâng cao tay nghề.

Nguyên nhân là do: Chủ doanh nghiệp thường là chủ đầu tư, do nhiều nguyên nhân mà phần lớn chưa có chuyên môn quản lý du lịch nên hạn chế từ khâu tuyển chọn nhân viên đến việc điều hành từng công việc cụ thể. Người lao động trong khối này phần đông có trình độ nghề thấp, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm qua 2010-2012, với sự nổ lực của ngành VHTT&DL lien tiếp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho các quản lý và người lao động tại các khách sạn vừa và nhỏ, cụ thể đã tổ chức 02 lớp quản lý khách sạn, 02 lớp nghiệp vụ Buồng, 01 lớp nghiệp vụ lễ tân.

Cơ sở lưu trú du lịch 2010-2012

TT Nội dung ĐVT 2010 2011 2012

A Tổng số Cơ Sở Lưu Trú cơ sở 313 535 535

I Cộng khách sạn 177 199 198

1 Cơ sở có sao nt 65 100 101

5 sao nt 4 4 4

29

3 sao nt 10 11 11

2 sao nt 17 29 27

1 sao nt 27 47 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Cơ sở Đạt Tiêu Chuẩn nt

3 Khách Sạn khác nt 112 99 97 II Nhà nghỉ 136 336 337 B Tổng số phòng phòng 7284 9570 9709 I Cộng khách sạn 6085 6671 6755 1 Phòng có sao nt 3635 4572 4541 5 sao nt 648 648 648 4 sao nt 1037 1231 1231 3 sao nt 677 765 761 2 sao nt 679 1007 964 1 sao nt 594 921 937 2 Phòng Đạt Tiêu Chuẩn nt 3 Phòng KS khác nt 2450 2099 2214 II Nhà nghỉ nt 1199 2899 2954 C Tổng số giường giường 13246 16622 16720 I Cộng khách sạn 11317 12246 12299 1 Giường có sao nt 6662 8355 8264 5 sao nt 990 990 990

30

4 sao nt 1860 2235 2235

3 sao nt 1266 1429 1415

2 sao nt 1414 1967 1874

1 sao nt 1132 1734 1750

2 Giường Đạt Tiêu Chuẩn nt

3 Giường Khách Sạn khác nt 4655 3891 4035

II Nhà nghỉ nt 1929 4376 4421

Năm 2010, toàn tỉnh có 313 cơ sở lưu trú du lịch, đến năm 2012 số lượng cơ sở lưu trú tăng lên 535 cơ sở, nguyên nhân số lượng cơ sở tăng đột biến là do ngành đã tổng hợp tất cả các cơ sở lưu trú du lịch gồm cả khách sạn và nhà nghỉ ở các huyện, thị xã và thành phố Huế. Số lượng khách sạn năm 2010 đạt 177 khách sạn, đến 2012 tăng 21 khách sạn, đưa tổng số khách sạn trên địa bàn tỉnh năm 2012 là 198 khách sạn.

Trong đó năm 2010, các khách sạn từ 3-5 sao đạt 21 cơ sở, 1-2 sao 44 cơ sở, khách sạn chưa được xếp hạng đạt 112 cớ sở và 136 nhà nghỉ. Đến năm 2012, số lượng cơ sở từ 3-5 sao tăng không đáng kể, tăng 2 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, riêng khách sạn 1-2 sao tăng mạnh từ 44 cơ sở lên 77 cơ sở và nhà nghỉ từ 136 nhà nghỉ lên 337 nhà nghỉ. Nguyên nhân khách sạn từ 1-2 sao tăng đột biến là do các cơ sở đã được công nhận là khách sạn đạt tiêu chuẩn (theo quy định của Luật Du lịch đã bỏ loại hạng cơ sở lưu trú này) và các cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng và các cơ sở mới đã tiến hành đầu tư nâng cấp, đáp ứng được các tiêu chí để được công nhận hạng sao, đã lập hồ sơ đề nghị Sở VHTT&DL thẩm định xếp hạng cơ sở theo quy định của Luật Du lịch trong năm 2011 và 2012.Với số lượng cơ sở lưu trú tăng như trên dẫn dến số lượng phòng tăng từ 7284 phòng năm 2010 lên 9709 phòng năm 2012, số giường từ 13246 năm 2012 lên 16.720 năm 2012.

31

Việc phát triển về lao động và cơ sở lưu trú đã giúp tăng số lượt khách đến với Tỉnh nhà , tăng từ năm 2012 là 1.729.540 lượt khách so với 2010 là 1.486.374 lượt khách, tăng hơn 243166 lượt khách(16,35%)

Một phần của tài liệu đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 25 - 31)