1 573 HAMMER, 952 GALUMNA FLABELLIFERA 574 0% 575
1.1.210. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1.211. KÉT LUẬN
1. Ket quả thu được ở đất trồng hành có bón phân Urê tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN có 10 họ, 13 giống và 16 loài. Ở đất trồng có phân Ưrê có 15 loài, đất ban đầu chưa bón phân có 10 loài. Phân Urê ảnh hưởng đến sự biến động thành phần loài Oribatida độ sâu của sinh cảnh, càng xuống tầng đất sâu hơn số lượng cá thế, số loài giảm, biến động xảy ra rõ rệt.
2. Có 3 loài chiếm ưu thế toàn bộ tại sinh cảnh nghiên cứu, có sự xuất hiện ở tất cả các vùng sinh cảnh: Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 chiếm ưu thế nhất với 39,62% ở sinh cảnh đất chưa bón phân và 34,88% ở sinh cảnh đất bón phân Ưrê. Sau đó đến Xỵlobates lophotrichus (Brerlese, 1904) với 26,42%, và Cuỉtrorỉbuỉa ỉata Aoki, 1961(7,55%). Mật độ Oribatida ở đất trồng có phân Urê là 17200 cá thể/m2. Trong đó mật độ tầng AI là 10800 cá thể/m2 và tầng A2 là 6400 cá thể/m2. Độ đa dạng loài H’ ở sinh cảnh đất có phân Urê đạt giá trị 2,173, độ đồng đều J’ ở sinh cảnh đất có
Urê đạt giá trị 0,8322 trong đó: độ đa dạng và độ đồng đều ở tầng A I lần lượt là 2,09 và 0,8291, độ đa dạng và độ đồng đều ở tầng A2 lần lượt là 1,824 và 0,8142.
3. Oribatida có tiềm năng trở thành chỉ thị sinh học hiệu quả cho nhưng nghiên cứu, đánh giá về thực trạng môi trường đất. Từ những đánh giá có được qua nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp xử lí, khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
1.1.212. KIẾN NGHỊ
1.1.213. Do đề tài của chúng tôi được thực hiện trong thời gian ngắn nên kết quả chỉ đánh giá được một phần nào ảnh hưởng của phân Urê đến sự biến động thành phần loài ve giáp ở đất trồng cây hành lá tại vườn Sinh học, khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2. Nhưng cũng hy vọng với kết quả của đề tài sẽ phần nào chứng minh cho tính đa dạng sinh học cao, bổ sung cho vai trò chỉ thị sinh học của Oribatida đế khôi phục gìn giữ và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, làm cơ sở cho việc quản lí và khai thác bền vững hệ sinh thái đất, góp phần cải tạo, bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên môi trường đất trong hiện tại và tương lai.