0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG VẬT LÍ 11 NÂNG CAO (Trang 25 -25 )

8. Cấu trúc khóa luận

1.3.6. Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo

Từ các biểu hiện trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất dưới đây một hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí [3].

Các tiêu chí và cấp độ đánh giá năng lực theo:

Tiêu chí đánh giá Cấp độ Tốt (4 điểm) Khá (3 điểm) Trung bình (2 điểm) Yếu (1 điểm) Phát hiện được vấn đề mới và nêu

được dự đoán có căn cứ

Phát hiện vấn đề mới, nêu dự đoán

có căn cứ, không có gợi

ý của GV

Phát hiện vấn đề mới,

nêu dự đoán có căn cứ, có gợi ý

của GV

Phát hiện vấn đề mới,

không nêu dự đoán có căn cứ, có gợi ý của GV Không phát hiện vấn đề mới, không nêu được dự đoán có căn cứ

Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, không có gợi ý của GV Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, có gợi ý của GV Không đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, không có gợi ý của GV Không đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, có gợi ý của GV Phân tích, đánh

giá ưu, nhược điểm của các giải

pháp nhằm lựa chọn được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề

đặt ra Lựa chọn, phân tích được vì sao lựa chọn được giải pháp tối ưu, không có gợi ý của GV Lựa chọn và phân tích được vì sao lựa chọn được giải pháp tối ưu, có gợi ý của GV Lựa chọn nhưng không phân tích được vì sao lựa chọn được giải pháp đó Không lựa chọn được giải pháp nào

Commented [B16]: Nguyễn Công Khanh ( chủ biên) – Đào Thị

Oanh – Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh gía trong giáo dục ( dành cho giáo viên phổ thông), Hà Nội 2014

19 Thực hiện thành

công theo phương án hoặc giải pháp đã lựa chọn hoặc có cải tiến so với mô hình đã xây

dựng Thực hiện thành công phương án đã chọn, có cải tiến Thực hiện thành công phương án đã chọn, không có cải tiến Không thực hiện thành công phương án đã chọn nhưng thực hiện thành công phương án khác có gợi ý của GV Không thực hiện thành công phương án nào

Vận dụng kiến thức vào tình

huống mới

Vận dụng tốt kiến thức

vào tình huống mới

không cần gợi ý của giáo viên

Vận dụng tốt kiến thức vào tình huống mới cần sự gợi ý của giáo viên Có khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống mới Không vận dụng được kiến thức vào tình huống mới

Đề xuất các phương án thí nghiệm hoặc thiết

kế các sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hay

hệ quả

Đề xuất được các phương án thí nghiệm hoặc thiết kế

được các sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả

thuyết hay hệ quả Đề xuất được các phương án thí nghiệm nhưng không thiết kế được các sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả

thuyết hay hệ quả Không đề xuất được các phương án thí nghiệm hoặc thiết

kế các sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả

thuyết hay hệ quả Không đề xuất được các phương án thí nghiệm hoặc thiết

kế các sơ đồ thí nghiệm để

kiểm tra giả thuyết hay hệ quả Để đánh giá năng lực sáng tạo của HS, ta chia năng lực này thành các cấp: Gọi x là số điểm mỗi HS đạt được từ 6 tiêu chí trên.

20

 1 x 6: Năng lực sáng tạo của HS ở mức yếu.

Ở mức này HS chưa biết tư duy sáng tạo trong giải quyết vấn đề.  6 x 12: Năng lực sáng tạo của HS đạt mức trung bình.

Ở mức này, HS đã có thể phát hiện vấn đề mới bằng trực giác nhưng chưa thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp tối ưu được, nếu có thì cũng chưa lí giải được, chủ yếu mò mẫm theo phương pháp thử và sai.

 12 x 18: Năng lực sáng tạo của HS đạt mức khá.

Ở mức này, HS đã giải quyết vấn đề sáng tạo và có cơ sở khoa học, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của giáo viên và làm việc theo nhóm, có sự góp ý, hỗ trợ của các bạn trong nhóm.

 18 x 24: Năng lực sáng tạo của HS đạt mức tốt.

Ở mức này, HS đã giải quyết vấn đề bằng tư duy sáng tạo và cơ sở vững chắc, lí luận chặt chẽ. HS có năng lực tư duy sáng tạo ở mức này có thể làm việc tự lực, các kỹ năng thực hành thí nghiệm cũng rất tốt, có tư duy phê phán sắc bén.

1.4. Thực tiễn dạy học bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” _Vật lí 11 Nâng cao

1.4.1. Mục đích điều tra

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số trường THPT để nắm bắt được một số thông tin sau:

- Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc phục vụ giảng dạy và học tập bộ môn vật lí.

- Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí nói chung và bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” nói riêng.

- Tình hình học tập, khả năng thực hành vận dụng kiến thức của HS, mức độ hứng thú của HS khi sử dụng thí nghiệm trong giờ học vật lí bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”.

21

1.4.2. Phương pháp điều tra

- Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với tổ trưởng bộ môn và giáo viên giảng dạy vật lí. Sử dụng phiếu phỏng vấn giáo viên, tham gia dự giờ.

- Trao đổi trực tiếp với HS, tham khảo kết quả học tập của HS năm vừa qua. - Tham quan, khảo sát việc sử dụng phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.

1.4.3. Những thuận lợi và khó khăn khi điều tra

- Những khó khăn:

+ Do không đủ thời gian và điều kiện nên không thể đi điều tra trực tiếp được tất cả các trường.

+ Khoảng cách của các trường xa nên khó khăn cho việc đi lại.

- Những thuận lợi:

Các thầy cô giáo, HS tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc điều tra.

1.4.4. Kết quả điều tra

Công tác điều tra, khảo sát về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí nói chung và trong bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” nói riêng cho phép chúng tôi đưa ra được các nhận xét ban đầu như sau:

Về phía giáo viên:

- Tất cả các giáo viên đều cho rằng thí nghiệm vật lí có vai trò quan trọng và rất cần thiết trong dạy học vật lí. Giúp cho HS củng cố niềm tin khoa học. Nhưng bên cạnh đó hầu như giáo viên vẫn không sử dụng thí nghiệm trong giờ học do thí nghiệm không được trang bị đầy đủ, hay hư hỏng hoặc do sắp xếp dụng cụ không khoa học dẫn đến việc giáo viên ngại sử dụng vì mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài thí nghiệm.

- Một số giáo viên ý thức được vấn nạn “dạy chay” nên đã sử dụng một số thí nghiệm.

Về phía HS:

- Đa số các em đều rất hứng thú với những giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm.

22

- Theo các em, nhờ sự trực quan sinh động của các thí nghiệm vật lí giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung trọng tâm của bài học, các khái niệm, các định luật vật lí, đặc biệt là những khái niệm trừu tượng.

- Do không được tiếp cận với nhiều thí nghiệm để kiểm nghiệm chính xác kết quả thí nghiệm trong sách giáo khoa nên HS còn nhiều thắc mắc hay chưa tin về kiến thức mà giáo viên đưa ra và dễ quên kiến thức. Dó đó không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS.

- Đối với bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” : Khả năng tưởng tượng không gian yếu nên gặp khó khăn khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng.

- HS ít được làm thí nghiệm hay ít được quan sát thí nghiệm nên khả năng quan sát hay thiết kế phương án thí nghiệm còn hạn chế.

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu phỏng vấn đối với 8 giáo viên bộ môn vật lí của 5 trường THPT: Trường THPT Nam Sách (Hải Dương), THPT Nam Sách 2 (Hải Dương), TTGDTX Nam Sách (Hải Dương), THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Dương), THPT Phan Bội Châu (Hà Nội) khảo sát về việc sử dụng thí nghệm trong dạy học vật lí, các số liệu cụ thể thu được ở bảng sau:

Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí THPT Tổ chức quá trình dạy học bằng việc sử dụng thí nghiệm

TT Nội dung điều tra

Mức độ Không thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên

1 Vấn đáp HS trên lớp 0% 75% 25%

2 Tổ chức cho HS thảo luận và làm

thí nghiệm 12,5% 87,5% 0%

23 4

4

Hướng dẫn HS tự học lí thuyết và vận dụng thí nghiệm làm tren lớp để kiểm tra tính đúng đắn của lí thuyết.

25% 75% 0%

5 5

Cá nhân tự làm thí nghiệm sau đó

giáo viên kiểm tra 12,5% 87,5% 0%

Từ các kết quả điều tra trên, chúng tôi nhận thấy: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí nói chung và trong bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” nói riêng là rất cần thiết nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS.

24

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng thí nghiệm dạy học vật lí, bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Trình bày và phân tích đặc điểm, vai trò của thí nghiệm vật lí; Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề; Các biện pháp và phát triển năng lực của HS, biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong học tập; Thực tiễn dạy học bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”_Vật lí 11 Nâng cao cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận quan trọng sau đây:

Dạy học sử dụng thí nghiệm vật lí góp phần giúp cho HS củng cố niềm tin khoa học, cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn và chính xác, nhờ sự trực quan sinh động của các thí nghiệm vật lí giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung trọng tâm của bài học.

Dạy học giải quyết vấn đề là sự tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống có vấn đề trong giờ học, kích thích ở HS nhu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho họ năng lực tự mình thông hiểu và chiếm lĩnh thông tin khoa học mới.

Những nội dung trên sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi sử dụng thí nghiệm vào dạy học vật lí nhằm phát huy năng lực sáng tạo của HS, cụ thể bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”_Vật lí 11 (nâng cao). Mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.

25

CHƯƠNG 2: CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI “HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.

SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG”_VẬT LÍ 11 NÂNG CAO

2.1. Mục tiêu dạy học bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”

 Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa của từ thông.

- Phát biểu được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín.

- Nêu được điều kiện để từ thông biến thiên. - Phát biểu được định luật Len-xơ.

- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây.  Kĩ năng

- Đề xuất phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm để xuất hiện dòng điện cảm ứng.

- Dự đoán được chiều, độ lớn dòng điện cảm ứng và tiến hành thí nghiệm kiểm tra.

- Quan sát thí nghiệm, mô tả chính xác các hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận.

- Nhận biết được sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong mạch kín. - Vận dụng định luật Len-xơ và quy tắc bàn tay phải xác định chiều của dòng điện cảm ứng.

- Vận dụng kết hợp các công thức tính từ thông, định luật Len-xơ, định luật Fa-ra-đây để giải một số bài tập.

 Thái độ

- HS tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài học. - Có tinh thần hợp tác xây dựng bài.

26 Năng lực

- Phát huy năng lực sáng tạo.

2.2. Chế tạo thí nghiệm để dạy học bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”

2.2.1. Mục đích chế tạo

Chế tạo thí nghiệm này nhằm mục đích tạo ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của ống dây hay sự biến thiên từ thông qua ống dây tạo ra dòng điện cảm ứng điện từ, để HS có thể trực tiếp quan sát, tạo cho HS niềm tin khoa học, đồng thời đưa ra những hình ảnh trực quan để hình thành khái niệm dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng.

Dòng điện cảm ứng là khái niệm trừu tượng nên việc dùng thí nghiệm để hình thành và nhận biết nó cho HS là điều hết sức cần thiết. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành chế tạo thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng điện từ để các em hiểu rõ hơn, có nhận thức đúng đắn hơn về dòng điện cảm ứng cũng như hiện tượng cảm ứng hay suất điện động cảm ứng.

2.2.2. Thiết kế, chế tạo thí nghiệm

Các cách tạo ra dòng điện cảm ứng:

- Biến đổi B: đưa nam châm lại gần hay ra xa ống dây, thay đổi cường độ dòng điện trong mạch kín, thay đổi độ từ thẩm của ống dây.

- Biến đổi S: bóp hoặc kéo cuộn dây.

- Biến đổi : cho cuộn dây quay quanh một trục giữa nam châm chữ U. Từ các cách thay đổi đó chúng tôi đã chế tạo thí nghiệm:

Thay đổi từ trường B

Thay đổi từ trường B bằng cách thay đổi khoảng cách nam châm với cuộn dây, thay đổi cường độ dòng điện I ở ống dây đặt gần cuộn dây, thay đổi độ từ thẩm trong ống dây.

27

* Thí nghiệm 1: Thay đổi số đường sức

qua cuộn dây bằng cách thay đổi khoảng cách nam châm và cuộn dây

Cấu tạo: Cuộn dây đồng chu vi 12cm, cuốn 1200 vòng, đường kính dây 0,16mm. Nam châm đất hiếm hình trụ dài 40mm, đường kính 9mm. Nối cuộn dây với điện kế G.

Tiến hành: Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây (hoặc cuộn dây chuyển động lại gần nam châm), quan sát thấy kim điện kế lệch khỏi vạch 0.

Hình 1. Thí nghiệm dịch chuyển nam châm

* Thí nghiệm 2: Thay đổi số đường sức

qua cuộn dây bằng cách thay đổi cường độ dòng điện qua ống dây đặt gần cuộn dây

Cấu tạo: Ống dây đồng hình trụ cuốn 1000 vòng, đường kính dây 0,2mm, bên trong ống dây có lõi thép. Biến trở con chạy loại 100Ω nối với ống dây và điện kế G. Dùng nguồn một chiều 12V cung cấp điện cho mạch. Cuộn dây đồng chu vi 12cm, cuốn 1200 vòng, đường kính dây 0,16mm đặt gần ống dây.

Tiến hành: Dịch chuyển con chạy biến trở để thay đổi cường độ dòng điện I qua ống dây, quan sát thấy kim điện kế lệch khỏi vạch 0.

Hình 2. Thí nghiệm thay đổi cường độ dòng điện

28

* Thí nghiệm 3: Thay đổi số đường sức

qua ống dây bằng cách thay đổi độ từ thẩm của ống dây

Cấu tạo: Ống dây đồng hình trụ cuốn 1000 vòng, đường kính dây 0,2mm, bên trong ống dây có lõi thép. Bốn nam châm đất hiếm đặt ở đầu ống dây, mỗi nam châm có kích thước 50x60x3mm. Nối ống dây với điện kế G.

Tiến hành: Dịch chuyển lõi thép trong ống dây, quan sát thấy kim điện kế lệch khỏi vạch 0.

Hình 3. Thí nghiệm thay đổi độ từ thẩm

Thay đổi diện tích S

* Thí nghiệm 4: Thay đổi số đường sức

qua cuộn dây bằng cách thay đổi diện tích cuộn dây.

Cấu tạo: Cuộn dây đồng chu vi 18cm, cuốn 1200 vòng, đường kính dây 0,16mm.

Một phần của tài liệu CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG VẬT LÍ 11 NÂNG CAO (Trang 25 -25 )

×