Quan niệm về văn bản

Một phần của tài liệu tổng quan về liên văn bản (Trang 28 - 38)

Có hai vấn đề chủ chốt trong khía cạnh này, đó là: mọi hiện tượng đều là văn

bản, và mọi văn bản đều là liên văn bản. Như J.Kristeva đã nhận định, liên

văn bản là “chỗ giao cắt giữa những mặt phẳng văn bản khác nhau” [109]. Trước tiên, với sự mờ nhòa của tính độc sáng, chủ quyền tác giả hay biên giới

hình thức thực hành diễn ngôn mà theo đó, sự phân biệt giữa các yếu tố văn

tác phẩm văn hóa, văn học, triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, các trích đoạn,

cách ngôn, mẩu quảng cáo, cho đến một cuộc đời, một quan niệm, một lối

sống, một bản ngã, v.v, đều có thể được xem như một văn bản. Và chúng không ngừng tương tác lẫn nhau, phối kết nhau để sản sinh ra những hệ giá

trị mới, những văn bản mới.

Như vậy, nội hàm văn bản luôn tồn tại trạng thái nhập nhằng giữa các ranh

giới. Thứ nhất, đấy là ranh giới của các thể loại văn học và phi văn học, cũng như giữa các thể loại văn học với nhau. Như đã phân tích, mạng lưới liên văn

bản tiến hành đánh đổ những thành trì tách biệt các hiện tượng trong đời

sống, đưa chúng vào nhãn quan vô sai biệt. Hơn nữa, cảm thức liên thể loại

trong sáng tạo văn học đã và đang chi phối mạnh mẽ lối viết hậu hiện đại. Sự

xâm lấn giữa văn xuôi và thơ, giữa hình thức của truyện ngắn, truyện dài, giữa đặc tính của phong cách tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, v.v, ngày càng phổ biến trong các thực hành ngôn ngữ văn chương đương đại. Việc

trộn lẫn giữa các ý thức và kĩ thuật sáng tác khác nhau đã cấu tạo nên một văn bản đa cấu trúc. Thứ hai, nó còn bao hàm cả sự tan loãng những thành tố

của các văn bản khác nhau. Đấy là mạng liên văn bản luôn chi phối cấu trúc

nội tại và ngoại tại của mọi văn bản văn học. Thứ ba, ranh giới của các văn

cảnh, ý thức cá nhân, vốn hiểu biết, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, điểm

tựa triết học, diễn ngôn văn hóa và các nhân tố phụ như: khu vực, phái tính, quy ước ngôn ngữ, v.v, đều bị mờ nhòe trong quá trình chúng tác động đồng

thời, liên tục vào quá trình đọc và viết nên diện mạo văn bản. Thứ tư, ngay tại giao điểm của các đường dây ngôn ngữ đó, sự phân biệt giữa những bản ngã tác giả cũng hòa trộn phức hợp, và không tồn tại một tác giả cố định cho một

văn bản nhất định, về bản chất. Hơn nữa, sự liên đới, giao cắt và đan xen giữa

những ranh giới không chỉ dừng lại ở một số phạm trù nhất định, giới hạn của

nó không ngừng được mở rộng sang cả định mức về không – thời gian, về sự minh định các khái niệm: người viết/sự viết, người đọc/sự đọc, ý nghĩa của văn bản, v.v.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một đặc trưng khác của văn bản đó là tính không hoàn tất, tính năng sản. Điều này gắn liền với quan niệm do R.Barthes đề xuất: sự phân biệt giữa tác phẩm (work) và văn bản (text). Tác

phẩm là cái cụ thể, hoàn tất và chiếm một không gian xác định trong hệ thống

sách vở, trong khi đó, văn bản là một quá trình luôn vận hành theo các quy luật tự trị, là một lĩnh vực mang tính phương pháp luận. Tác phẩm bao hàm những cái biểu đạt, còn văn bản, là tập hợp những cái được biểu đạt. Những cái được biểu đạt ấy liên tiếp va chạm lẫn nhau. Để rồi, văn bản chỉ được

kinh nghiệm trong tiến trình xô đẩy, tương liên giữa mọi cái được biểu đạt, cả

cái có mặt và cái vắng mặt – nói cách khác, là một tiến trình sản xuất ngữ

nghĩa. Theo đó, mọi văn bản đều bất định về bản thể, đều trong quá trình vận động tạo nghĩa liên tục. Văn bản luôn dang dở, luôn phụ thuộc những yếu tố

bên trong và bên ngoài, luôn tồn tại các khoảng không cần được bổ sung giá

trị bằng phản ứng của việc các văn bản hòa trộn và lúc ý thức liên văn bản

vận hành trong người viết lẫn người đọc.

Dưới niềm tin này, văn bản, tự nó, còn bộc lộ tính giải cấu trúc, hay chính là tính phi trung tâm sâu sắc. Theo Edward Said, người khai triển mở rộng quan

niệm trên của R.Barthes, thì văn bản bao giờ cũng có gì đó quá mức

thân nó, nó vừa ở ngoài vừa ở trong hữu thể, vì nó là thứ tọa lạc tại điểm giữa

của các văn bản khác. Văn bản, như thế, hoàn toàn là thứ phi trung tâm.

Với năng lượng tương liên mạnh mẽ như vậy, tất yếu văn bản, cũng như ngôn

ngữ, đều có tính đối thoại. Nội hàm một văn bản chứa trong nó vô số các

tiếng nói, bản ngã, văn cảnh và hồi quang của hệ thống diễn ngôn, nói cách

khác, là những ý niệm đan xen, những mạnh vụn ngôn ngữ xuyên không-thời

gian. Những thanh âm đó không ngừng đối thoại, tra vấn, biếm giễu, xoáy

vặn lẫn nhau. Tuy nhiên, mặc dù là nền tảng để tư duy về khái niệm, nhưng

cần phân biệt giữa tính đối thoại trong ý thức của Bakhtin với trong ý thức liên văn bản. Đối với Bakhtin, đối thoại luôn có tính tư tưởng, nó là những tác động giữa các giá trị của bối cảnh xã hội và ý thức cá nhân. Trong khi đó, đối thoại theo tinh thần liên văn bản là việc tổng hợp và biến cải các mã ngôn ngữ khi chuyển đổi giữa các hệ thống biểu tượng khác nhau, các trường văn

bản khác nhau. Như vậy, đối thoại của Bakhtin có tính xã hội, còn của liên

văn bản có tính kí hiệu.

Cuối cùng, về vấn đề ý nghĩa của văn bản, phương diện này bộc lộ tính đa

tầng rõ rệt. Văn bản này được tạo sinh từ ngữ cảnh của các văn bản kia và

đồng thời cũng trở thành ngữ cảnh cho các văn bản khác làm cơ sở kiến trúc

hay diễn dịch. Văn bản hậu hiện đại đã vượt ra mọi định chế và quan niệm trước đây về văn bản. Trong đó, cùng với tính đa tầng, là bản chất đa trị, đa nguyênđa diệnđược hình thành xuyên suốt trong quá trình liên kết và giải liên kết không ngừng nghỉ của người truyền đạt và người tiếp nhận. Hơn

nữa, do là một tiến trình, một sinh thể dang dở, cho nên, văn bản luôn vận động, luôn bất ổn về nghĩa, luôn phụ thuộc vào những nhân tố nội sinh và

ngoại sinh. Tiềm năng về nghĩa của văn bản, vì vậy, luôn phát tán khắp mạng lưới liên ngôn ngữ, luôn di chuyển phức hợp xung quanh khoảng trống, bên

dưới mạch ngầm và tràn phủ trong không gian của các kết nối văn bản khác.

Có thể nói, hệ thống kí hiệu trong văn bản luôn có khả năng dự báo và phác thảo những gì rộng rãi và xa xôi hơn chính sự hiện diện nguyên sơ của nó.

MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG DẪN NHẬP 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Kết cấu khóa luận 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN VĂN BẢN 8

1.1. Diễn trình của ý thức liên văn bản 8 1.2. Vấn đề liên văn bản 11 1.2.1. Những khái niệm 11 1.2.2. Tinh thần 13

1.2.2.1. Liên văn bản như một hình ảnh thế giới

13

1.2.2.2. Liên văn bản như một yếu tính của văn bản văn học 15

1.2.2.3. Liên văn bản như một phương pháp 16

1.2.3. Tính chất 19

1.2.3.1. Đặc trưng của người viết 19

1.2.3.2. Đặc trưng của người đọc 22

1.2.3.3. Quan niệm về văn bản 24

CHƯƠNG 2: LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG – NHÌN TỪ ĐỘ RỘNG

CỦA VĂN BẢN 28

2.1. Từ cơ chế cảm hứng của tính liên văn bản…

28

2.1.1. Liên văn bản là một ý thức 28

2.1.2. Liên văn bản là một nhu cầu đối thoại 32

2.1.3. Liên văn bản là trò chơi chất liệu 36

2.1.4. Liên văn bản và tâm ý tiếp nhận 39

2.2....đến ý thức sáng tạo nghệ thuật 42

2.2.1. Tính hoạt năng của thể loại cực hạn 42

2.2.2. Kết cấu ý niệm là sự phóng chiếu của ngôn ngữ 48

2.2.3. Thế giới nghệ thuật – vũ trụ của hóa giải 50

2.2.3.1. Không – thời gian là những mô thức 50

2.2.3.2. Chủ thể là những kí hiệu 53

CHƯƠNG 3: LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG – NHÌN TỪ ĐỘ SÂU

CỦA Ý TƯỞNG 56 3.1. Hệ đề tài chính

56 3.1.1. Mộng

56

3.1.1.1. Mộng là soi chiếu 56

3.1.1.2. Mộng như hư vô 58

3.1.2. Tồn 60

3.1.2.1. Cảm thức tra vấn bản nguyên 60

3.1.2.2. Tồn tại và phi tồn tại 62 3.1.3. Chơi 67 3.1.4. Chân 69 3.1.4.1. Sự thật trớ trêu 69 3.1.4.2. Sự tỉnh, ngộ, tự do 71 3.1.5. Giả 74

3.1.5.1. Sự mạo nhận, nhân danh 74

3.1.5.2. Sự tha hóa 77

3.1.5.3. Sự vô minh 79 3.2. Hệ thủ pháp chính 81 3.2.1. Nghịch đảo 81 3.2.2. Ám chỉ 83 3.2.3. Xoáy vặn 84 3.2.4. Cắt dán, nhại 86 3.2.5. Giễu nhại 88 KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 108

Một phần của tài liệu tổng quan về liên văn bản (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)