Đặc trưng của người đọc

Một phần của tài liệu tổng quan về liên văn bản (Trang 25 - 28)

Người đọc, người tiếp nhận (reader, receiver) là một trong những nhân tố chủ đạo của quá trình diễn giải văn học. Người đọc, theo Từ điển thuật ngữ văn

Trong lý luận tiếp nhận, khái niệm người đọc có các nội dung sau: 1) Người đọc thực tế […] bao gồm người đọc thông thường và người đọc chuyên nghiệp; 2) Người đọc trong quan niệm […] được chia làm hai loại. Người đọc với tư cách là đối tượng của ý hướng và người đọc hàm ẩn” [16;220- 221]. Những khái niệm này đã được làm rõ trong lý luận văn học hiện đại. Cho đến giai đoạn hậu hiện đại, vị thế người đọc càng được nâng cao, tâm lý đọc được đào sâu phân tích. Có thể nói, sự khám phá kĩ lượng đặc tính và việc phát hiện vai trò của độc giả đối với quá trình tạo nghĩa cho văn bản

cũng là một trong những bước ngoặt quan trọng của lý thuyết liên văn bản.

Có thể thấy, trong bối cảnh “tác giả đã chết”, đã đánh mất sự định đoạt toàn quyền giữa văn bản và liên văn bản, thì chính độc giả là chủ thể tạo lập mạng lưới ấy tích cực hơn cả. Vì so với một cá nhân người viết với thế giới quan và

trường kết hợp duy nhất, thì người đọc, với tập hợp rộng lớn của mình, đã đủ

sức mạnh để mở ra và tạo dựng nên yếu tính liên văn bản của chính văn bản đó. Ý tưởng này đã được R.Barthes khai triển: “sự cáo chung vai trò chủ

quyền của tác giả cũng là sự ra đời của người đọc và vận mệnh của một văn

bản không phải tùy thuộc vào xuất xứ mà được xác định bởi đích đến của nó: người đọc” [35;148]. Độc giả, có thể nói, là người đã giải phóng năng lượng liên văn bản luôn tiềm tàng giữa những khoảng trống và dưới mỗi mạch

ngầm của một tập hợp các chuỗi ngữ nghĩa kí hiệu.

Như vậy, người đọc đã được xác lập vai trò đồng đẳng và độc lập so với tác

giả. Chủ thể ấy tiếp nhận thông điệp từ văn bản, nhưng đồng thời, cũng là một thành tố của thông điệp, và tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình tạo

chỉ đồng sáng tạo nên văn bản, mà thực chất, còn tự do sáng tạo nên các diện

mạo phong phú của văn bản, bằng phông văn hóa, nguồn nhận thức, điều

kiện triết học, văn cảnh, nói cách khác, là các cách đọc mà đối tượng ấy bị

chi phối, hoặc kế thừa, lựa chọn.

Đọc theo tinh thần liên văn bản, còn có thể xem như là một dạng thức viết lại văn bản, giải cấu trúc để rồi tái cấu trúc văn bản; hoặc ngược lại, sáng tạo dưới nhãn quan liên văn bản, chính là một sự đọc liên hồi, đọc không ngừng để thông qua mạng lưới liên hợp mà tra vấn ngay chính tác phẩm mình viết ra. Do đó, độc giả, với phạm vi đan xen văn cảnh rộng lớn của mình, là một

không gian hội tụ những lối viết, chứa đựng vô số nguồn trích dẫn và trục liên tưởng vô hạn. Độc giả bộc lộ vai trò chủ động trong tiến trình vận hành ngữ nghĩa, đó là khả năng làm sống dậy những manh mối và khơi lộ các vết

tích của những văn bản ẩn tàng.

Từ đó, một loại độc giả mới đã được khai sinh, đó là dạng người tháo gỡ

(disentangled), thay cho kiểu người giải mã (deciphered) vốn phổ biến trong

lý luận văn học trước đây. Chủ thể đó, sẽ bóc tách từng lớp cấu trúc văn bản

thành từngđường dây nhỏ, rồi vặn xoáy, đối sánh chúng với những yếu tố

nội ngoại và ngoại tại. Cái mà người đọc dấn thân xem xét, không phải là một

kho tàng ngữ nghĩa toàn vẹn, mà chính là quá trình tạo lập từng lớp tầng bậc trong văn bản. Đấy là quá trình phiêu lưu và khám phá những lựa chọn và

khuynh hướng kết hợp cho các khối vuông rubic đa sắc. Theo R.Barthes, đây

là “một hành động thực sự cách mạng” [118]. Bản thân độc giả, cũng trở

thu tóm những con đường cấu tạo văn bản lại thành một không gian nhận

thức tổng hợp.

Như thế, cái mà độc giả tìm kiếm, là tập hợp các kí hiệu, quy ước, diễn ngôn được đan cài, hòa tan vào văn bản, chứ không phải là ý đồ nghệ thuật hay xúc

cảm cá nhân mà người viết cài đặt. Thay cho độc giả của tác phẩm (work), đã hình thành loại độc giả của văn bản (text) trong ý thức liên văn bản sâu sắc.

Nhà phê bình, do đó, đóng vai trò là người tổ chức đối thoại, người khơi

dòng, người diễn giải và đề nghị các gợi ý, các giả thuyết, người tự xác lập

cho mình một cấu trúc liên văn bản riêng biệt về tác phẩm. Thông qua đó,

nhà phê bình trở thành không gian dự phóng của trò chơi ngôn từ. Ở đấy, chủ

thể vừa là thành tố tự do kiến trúc nên trò chơi, vừa được chính các quy ước

của trò chơi viết lại bản ngã. Tóm lại, mỗi nhà phê bình chính là người mang

khả năng sáng tạo nên một văn bản thẩm mỹ riêng biệt ngay trong quá trình diễn giải và nghiên cứu, tức là vận dụng phương pháp và kĩ thuật để phân rã và tái cấu trúc một đối tượng văn bản nhất định.

Một phần của tài liệu tổng quan về liên văn bản (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)