Vietsovpetro & Idemitsu Seminar ĐÁ MÓNG NỨT NẺ CHỨA DẦU

Một phần của tài liệu THIẾT kế KHAI THÁC các THÂN dầu TRONG đá MÓNG nứt nẻ (Trang 44 - 49)

45

Vietsovpetro & Idemitsu Seminar

1.14. Một số mỏ dầu trong đá nứt nẻ trên thế giới

Trên thế giới hơn 200 mỏ dầu đã được phát hiện trong đá nứt nẻ, hang hốc.

Mỏ Kirkuk - Iraq

+ Mỏ Kirkuk ở Iraq, nằm cách Baghdad 195 km về phía bắc, mỏ có chiều rộng khoảng 3,2 ÷ 4,8 km2 và trải dài 100km. Giếng đầu tiên khoan phát hiện dầu năm 1927, đến 1954 đã có 111 giếng hoạt động ở mỏ. Hiện nay mỏ khai thác khoảng 30 ngàn thùng ngày với chênh áp ở đáy rất nhỏ 0,2÷0,27 atm. Phần lớn trữ lượng của mỏ nằm trong đá nứt nẻ. Mỏ có nhiều nứt nẻ, hang hốc, độ mở trung bình 0,1-0,2 mm; chiều dày hiệu dụng ~300m.

Mỏ Dukhan - Qatar

+ Mỏ trong đá vôi nứt nẻ, được phát hiện năm 1938-1939. Mỏ có diện tích

49,6x4,8km2. Độ rỗng trung bình của các mẫu lõi thu được là 16%, độ thấm k = 0,03 mkm2. Các nứt nẻ được phát hiện có chiều dài dao động trong

khoảng 0,3 - 2,7m.

46

Vietsovpetro & Idemitsu Seminar

Mỏ Ain Zalah – Iraq

+ Mỏ được phát hiện năm 1939, nằm cách Mosul 200km ở miền Bắc Iraq. + Mỏ có diện tích 19,2x4,8 km2, nằm trong cấu trúc địa chất phức tạp của hệ

thống đá nứt nẻ chứa dầu.

+ Năm 1947 mỏ bắt đầu khai thác, đến năm 1952 đã có sản lượng 4100m3/ng.đ. Đây là mỏ dầu trong đá vôi nứt nẻ.

Mỏ Karatroc - Syria

+ Mỏ Karatroc có thân dầu dạng khối, diện tích của mỏ là 21x2,6 km2. + Các tầng sản phẩm nằm trong đá vôi nứt nẻ - hang hốc - rỗng giữa hạt. + Phần lớn trữ lượng địa chất trong đá matric, khả năng chứa thấp.

+ Độ rỗng trung bình của đá được chấp nhận hơn 10%.

+ Thân dầu nằm không sâu (1630-2100m), chiều cao thân dầu 470m.

+ Áp suất vỉa ban đầu là 18,1 MPa ở chiều sâu -1350m, nhỏ hơn áp suất thuỷ tĩnh và cao hơn áp suất bão hoà (5,2MPa). Nhiệt độ vỉa là 81 oC. Nước vỉa hoạt động mạnh.

47

Vietsovpetro & Idemitsu Seminar

Mỏ Đonhi Đưvnhich - Bulgaria

+ Mỏ Đonhi Đưvnhich được phát hiện và đưa vào khai thác 1962. + Mỏ có diện tích 23,6 km2.

+ Các đối tượng khai thác nằm trong đá dolomit nứt nẻ, với chiều cao thân dầu 250÷300m và nằm sâu hơn -3000m.

+ Ranh giới dầu nước nằm ở -3292 m.

+ Áp suất vỉa ban đầu là 32,4 MPa ở -3100m, áp suất bão hoà là 2,7 MPa. Nhiệt độ vỉa 105÷112 oC.

+ Độ rỗng chung được chấp nhận là 3,2%, hệ số thu hồi dầu - 0,5.

+ Dầu chứa cả trong nứt nẻ, hang hốc và trong phần độ rỗng giữa hạt.

+ Kết quả đánh giá cho thấy trữ lượng giảm 3,5 lần so với dự tính ban đầu, trong đó 70% trữ lượng nằm trong các hang hốc, hơn 20% trong nứt nẻ và chỉ khoảng 5% trong các matric. Hệ số thu hồi dầu của mỏ này lên đến 70%.

48

Vietsovpetro & Idemitsu Seminar

Mỏ Xamgori - Georgia

+ Mỏ Xamgori được phát hiện 1974, dài 15 km, rộng 4,5 ÷ 8,5 km. + Chiều cao trung bình bão hoà dầu ~600m.

+ Các thân dầu nằm sâu từ -2200m ÷ -2900m trong đá nứt nẻ.

+ Áp suất vỉa ban đầu là 22,7 MPa (ở -1750m), thấp hơn áp suất thuỷ tĩnh 3÷3,5 MPa.

+ Áp suất bão hoà dầu ban đầu từ 70÷90 MPa. Nhiệt độ vỉa ban đầu là 115 oC. + Hệ số thu hồi dầu của mỏ lên đến 0,4.

Mỏ Tengis - Kasacxtan

+ Mỏ lớn được phát hiện năm 1979, có dạng khối trong đá vôi nứt nẻ.

+ Ranh giới dưới của thân dầu ở 5500m, chiều cao hiệu dụng hơn 1500m. + Áp suất ban đầu 80MPa; áp suất bão hoà ở -4000m là 50MPa. Nhiệt độ vỉa

là 110 oC.

+ Lưu lượng Qmax ~10 ngàn t/ng.đ.; chỉ số khí dầu hơn 480 m3/t.

+ Mỏ có 3 dạng đá chứa, dạng I- độ rỗng ~3%, dạng II- độ rỗng 3÷7% và dạng III- hơn 7%.

+ Hệ số nứt nẻ của đá 0,3÷0,4% ở dạng I.

+ Hệ số thu hồi dầu của mỏ, có bơm ép hơn 0,4.

49

Vietsovpetro & Idemitsu Seminar

Một phần của tài liệu THIẾT kế KHAI THÁC các THÂN dầu TRONG đá MÓNG nứt nẻ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(51 trang)