Chiến lược kinh tế-xã hội của đất nước ta được xác định đến năm 2020
sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, tốc độ đô thị hoá nhanh, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới, trên cơ sở đó tình hình kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng sẽ có những chuyển biến quan
trọng. Việc thực hiện thành công “ Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Long” không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn này, mà còn tạo cơ sở cho những chuyển biến tiếp tục về các yếu tố DS và SKSS theo hướng tích cực đến năm 2020. với việc điều
chỉnh chính sách phù hợp, DS tỉnh nhà sẽ thay đổi mạnh cả về quy mô, cơ
cấu, chất lượng và phân bổ, tạo ra những thuận lợi và thách thức mới. Góp
phần thực hiện tốt Chiến lược DS và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Mức sinh tỉnh Vĩnh Long đã giảm sâu, tốc độ gia tăng quy mô dân số
thấp, do đó chúng ta phải có các giải pháp thích hợp trong thực hiện chính
sách DS-KHHGĐ để nâng tổng tỷ suất sinh ở mức 1,73 con/phụ nữ vào năm
2015, 1,76 con/phụ nữ vào năm 2020 và đạt 1,8 con/phụ nữ vào năm 2025 và
duy trì mức này ở những năm sau đó. Tương ứng, quy mô dân số tỉnh ta sẽ ở
mức 1.042.000 người vào năm 2015 và 1.070.000 người vào năm 2020, thấp
hơn nhiều so với tất cả các dự báo trước đây. Như là một hệ quả của những kết quả duy trì mức sinh thấp, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi)
sẽ đạt mức 69-70% tổng dân số vào năm 2030 và giảm dần xuống mức 66%
vào khoảng năm 2040; tỷ lệ dân số già (65 tuổi trở lên) tăng chậm, đạt mức 11% vào năm 2030 và sẽ chiếm một phần tư dân số vào giữa thế kỷ.
Quy mô dân số tăng chậm lại, ổn định ở mức hợp lý; thời gian duy trì cơ cấu “dân số vàng” tương đối dài (khoảng 30 năm); tốc độ già hóa dân số chậm đáng kể sẽ tạo thuận lợi rõ rệt cho sự phát triển bền vững tỉnh nhà trong dài hạn.
Việc triển khai rộng các hoạt động tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện và xử lý sớm các trường
hợp mắc bệnh, tật nguy hiểm sẽ dần đưa các dịch vụ này trở thành dịch vụ
thường qui sau năm 2020, góp phần giảm số trẻ em sinh ra bị mắc các bệnh tật di truyền nguy hiểm, giảm đáng kể tử vong trẻ em. Cùng với những nỗ lực trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng, nâng
cao thể chất và phát triển giáo dục, văn hóa cho nhân dân, những kết quả nói
trên sẽ góp phần đưa chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực lên một
mức phát triển cao hơn. Những nổ lực hạn chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 115 vào năm 2020 sẽ tạo điều kiện tiến tới thay đổi mô hình ưa thích con trai truyền thồng, đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức
cân bằng tự nhiên vào khoảng 2025. Kết quả đó giúp tránh được hàng triệu
nam giới dư thừa trong thị trường hôn nhân, giảm bớt áp lực về an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Bảng 3.2. Dự đoán mức sinh của tỉnh 2015 – 2030
Đơn vị 2015 2020 2030
1.Tỉ suất sinh thô ‰ 15,3 14,28 15,05
Mức giảm tỉ suất sinh thô ‰/năm 0,2 0,15 0,1
2.Số con bình quân 1 phụ nữ Con 1,73 1,76 1,78
3.Tỉ suất chết thô ‰ 19,3 16,0 15,0
4.Tỉ suất gia tăng tự nhiên % 1,0 1,0 1,2
5.Tỉ lệ cặp vợ chồng sử dụng
BPTT % 75,5 80,0 85,0
Nguồn: Dự báo dân số Vĩnh Long năm 2015
Để thực hiện mục tiêu giảm sinh theo như dự báo, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giảm mức sinh và sớm ổn định qui mô dân số của tỉnh.