Công tác dân số là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng
cuộc sống, chất lượng lao động tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Qui mô dân số ổn định, cơ cấu dân số về độ tuổi và giới tính là điều liện cần thiết cho sự phát triển ổn định của xã hội hiện tại cũng như tương lai.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hóa các
nguồn đầu tư, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tập trung nguồn lực
và sự chỉ đạo thực hiện các mục tiêu dân số ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Xác định nội dung ưu tiên, vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đổi
mới và nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về công tác dân số; huy động sự
tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác
dân số - KHHGĐ, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này.
3.1.1.1. Quan điểm phát triển dân số Đồng bằng sông Cửu Long
Công tác dân số là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng
cuộc sống, chất lượng lao động tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Qui mô dân số ổn định, cơ cấu dân số về độ tuổi và giới tính là điều liện cần thiết cho sự phát triển ổn định của xã hội hiện tại cũng như tương lai.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hóa các
nguồn đầu tư, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tập trung nguồn lực
và sự chỉ đạo thực hiện các mục tiêu dân số ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
3.1.1.2. Quan điểm phát triển dân số tỉnh Vĩnh Long
- Công tác DS và CSSKSS là nội dung quan trọng của Chiến lược phát
triển tỉnh nhà, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng
giống nòi, góp phần phát huy tốt nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH tỉnh nhà và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS và SKSS, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE), phát huy lợi thế của cơ cấu“dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Có chính sách phù hợp với những thay đổi cơ cấu, phân bố dân số.
- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS và CSSKSS là sự kết hợp
đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi
gắn với cung cấp dịch vụ theo hướng dự phòng tích cực, chủ động, công
bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân
hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính
thai nhi và quyền của người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân.
- Đầu tư cho công tác DS và CSSKSS là đầu tư cho phát triển bền vững,
đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ và đa dạng hoá các nguồn đầu tư, huy động sự đóng góp của nhân dân, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tập trung ưu tiên nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu DS và SKSS ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đổi
mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác DS và CSSKSS; huy
động sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm
công tác DS và CSSKSS, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác
này.