Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Đô Lương (Trang 41 - 63)

- Hàng tháng đã tổng hợp kết quả đóng BHXH theo khối quản lý Từ đó các cán bộ thu

2.2.1.3.Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp:

b) Quy trình thu nộp BHXH tại cơ quan BHXH huyện Đô Lương

2.2.1.3.Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp:

Bảo hiểm thất nghiệp chỉ mới triển khai từ 1/1/2009 nên số liệu về bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ bắt đầu có tính từ năm 2009:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

Bảng 4: Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2009

(Đơn vị: đồng)

Các đơn vị tham gia

Số người tham gia

BHTN Số thu bảo hiểm thất nghiệp

Khối DN nhà nước 610 252.802.579 Khối DN ngoài quốc doanh 313 72.949.688 Khối HCSN, Đảng, Đoàn 2.965 1.382.646.838

Khối ngoài công

lập 576 86.325.730

Khối hợp tác xã 21 3.315.000

Tổng 4.485 1.798.039.835

(Nguồn: Bộ phận thu BHXH huyện Đô Lương)

Bảo hiểm thất nghiệp mới triển khai từ tháng 01/2009, đây là chính sách có ý nghĩa nhân đạo rất lớn đối với người lao động. Bởi vì hàng năm trên cả nước có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn.

Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Tuy là nội dung mới, nhưng bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định trong Bộ luật Lao động. Mặt khác, việc quy định và thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc tham gia bảo hiểm xã hội của đông đảo người lao động, đáp ứng quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường, hỗ trợ người lao động khi mất việc làm và là cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chính vì ý nghĩa đó nên ngay từ năm đầu tiên triển khai, trên toàn huyện Đô Lương đã có 4.485 người tham gia với số tiền thu được là 1.798.039.853 (đồng). Trong đó khối tham gia đông đảo nhất là khối hành

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn, chiếm hơn 66% người tham gia và 76,89% tổng số tiền thu được; thấp nhất là khối hợp tác xã chiếm 0,47% số người tham gia và 0,18% số tiền thu được.

2.3.2. Tình hình thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý và cơ cấu số lao động.

Hình 1: Biểu đồ so sánh số thu BHXH bắt buộc giữa các khối qua 3 năm 2007, 2008 và 2009.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý tại BHXH huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Nhận xét:

Tổng kết từ 2 hình trên, qua 3 năm ta thấy, tổng số tiền thu được từ các khối đơn vị đều tăng lên. Tuy nhiên, trong mỗi khối lại có sự thay đổi khác nhau, cụ thể như sau:

- Trong những năm qua, hoạt động thu không ngừng phát triển cả về đối tượng lao động và hình thức sản xuất kinh doanh, khối DNNN là đơn vị tham gia BHXH từ khi cơ quan BHXH thành lập đến nay với tỉ lệ tham gia tuyệt đối là 100%. Tuy nhiên, số tiền thu cũng như số lao động tăng lên không đáng kể. Năm 2008 tăng 113,41% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên với tốc độ nhanh hơn, tăng 134,54% so với 2008. Nhưng xét về cơ cấu tổng thể thì số tiền thu BHXH từ khối DNNN lại giảm đi so với năm 2007 là 0,22%.

Nguyên nhân của điều này là do:

Những năm gần đây, nhà nước vẫn đang tiếp tục sắp xếp, củng cố lại các DNNN, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, cổ phần hóa các doanh nghiệp không thật sự trọng yếu, khuyến khích liên doanh, liên kết làm ăn. Nhờ vậy, DNNN có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của DNNQD nhưng nhìn chung DNNN vẫn đạt tăng trưởng khá.

Tuy vậy, thời gian qua, trong quá trình đổi mới, DNNN đã bộc lộ nhiều yếu kém về quản lý, năng lực, vốn, điều kiện kĩ thuật công nghệ, cơ

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

chế chính sách… nên sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác còn chưa cao dẫn đến số thu có dấu hiệu giảm xuống; thêm vào đó là có một bộ phận chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh nên số lao động làm việc trong khu vực này mặc dù có tăng thêm nhưng không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số thu khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, năm 2008 tăng lên 154,63% so với 2007, đến năm 2009 số thu tăng lên 141,51% so với năm 2008. Còn khi xét về cơ cấu chung, số thu tuy vẫn chiếm tỉ lệ thấp, chỉ chiếm từ 2 - 4%, nhưng có xu hướng tăng lên, năm 2007 là 2,8%, năm 2008 là 3,39%, năm 2009 là 3,93%. Số lao động cũng tăng khá nhanh, từ 247 người năm 2007 lên 321 người năm 2008 và đến năm 2009 tăng lên 421 người.

Nguyên nhân: Trước đây, các DNNQD còn nhỏ lẻ nhưng trong 5-7 năm trở lại đây, cơ sở chính sách của Đảng ngày càng rõ ràng, luật pháp kinh doanh ngày càng một cụ thể đã tạo điều kiện cho khu vực này phát triển đa dạng và phong phú hơn. Ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp ra đời, mở rộng đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ mới để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường. Mặt khác, bộ phận lao động chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước phải giải thể hoặc tiến hành cổ phần hóa làm cho số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Một nguyên nhân quan trọng nữa là tiền lương của người lao động trong khu vực DNNQD ngày càng cao. Tất cả những nguyên nhân đó đã tác động làm cho số tiền thu BHXH từ khu vực này ngày càng tăng. Trong cơ cấu chung thì tỉ lệ số tiền thu BHXH của khu vực này chiếm tỉ lệ chưa cao nhưng những con số trên không thể phản ánh được thực tế tiềm năng thu BHXH ở các DNNQD vì hiện nay các DNNQD luôn tìm cách để không tham gia BHXH cho người lao động mà họ sử dụng hoặc có đóng nhưng đóng không đủ.

- Khu vực HCSN vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất trong tổng số thu BHXH. Đây cũng là một trong những đơn vị có tỉ lệ tham gia tuyệ đối 100% và cũng là đơn vị thực hiện tốt công tác BHXH cho cán bộ viên chức của mình, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Mức thu BHXH ở đơn vị này năm sau thường cao hơn năm trước. Năm 2008, số thu từ khu vực này tăng 128,26% so với năm 2007; đến năm 2009, số thu tăng 120,47% so với năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2009, cơ cấu số tiền thu từ khối này có xu hướng giảm từ 62,98% xuống còn 62,26%. Đó là do các đơn vị tiến hành giảm biên chế hoặc có người về nghỉ hưu nên số người đóng BHXH giảm xuống. Mặt khác, mức tiền lương làm căn cứ đóng

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

BHXH của khối này thấp so với các khối còn lại. Bởi hiện nay cách tính tiền lương của người lao động bằng hệ số điều chỉnh nhân với mức lương tối thiểu chung nên số tiền trích nộp thấp.

- Các khối còn lại số tiền thu BHXH tăng lên hàng năm nhưng xét về cơ cấu thì tỉ lệ đóng góp của các đơn vị này dao động không đều qua 3 năm. Khối cán bộ xã - thị trấn hiện nay trên địa bàn huyện Đô Lương đang tăng dần cả về số thu BHXH cũng như số lao động. Năm 2008 số tiền thu tăng 151,39% so với năm 2007; năm 2009 số tiền thu tăng 103,17% so với năm 2008. Có kết quả trên là do khối đơn vị này xuất hiện khá sớm tại huyện Đô Lương và có những bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn huyện Đô Lương có 33 xã, thị trấn, với yêu cầu công việc ngày càng cao, thu nhập cũng khá lên sẽ thu hút một lực lượng lao động nhiều hơn trước kia. Tuy nhiên về cơ cấu số thu năm 2009 so với 2008 có giảm đi từ 8,7% xuống còn 7,37% là do số người lao động giảm đi dẫn đến số tiền thu ít hơn những khối khác.

2.4. Một số nhận xét về công tác thu BHXH ở BHXH huyện Đô Lương

2.4.1. Ưu điểm:

Thứ nhất:thànhtích trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thu:

Trong 3 năm liền, BHXH huyện Đô Lương đều hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ thu của mình. Điều này cho thấy các cán bộ nhân viên trong BHXH huyện Đô Lương đã có sự cố gắng, nỗ lực trong việc đôn đốc thu và vận động các đối tượng tham gia.

Tính đến ngày 30/10/2009, BHXH Đô Lương quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp 246 đơn vị (giảm so với năm 208 do nhập 33 trạm y tế vào trung tâm y tế quản lý), tăng 8 đơn vị so với năm 2008. Tổng số lao động tham gia BHXH, BHYT là 18.786 người, tăng 1.095 người. Trong đó số lao động tham gia BHXH, BHYT (bắt buộc) là 5.441 người, số người tham gia BHYT do Nhà nước ưu đãi là 13.345 người. Tổng số tiền thu đến 31/12/2009 là hơn 30 tỉ đồng, tăng hơn 7 tỉ so với năm 2008.

Theo dõi tình hinh thực hiện thu nộp BHXH qua các năm ta thấy đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Trong bảng cơ cấu thu nộp BHXH của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp trước đây còn chậm trễ trong việc nộp thì nay lại rất tích cực nộp đúng và đầy đủ theo quy định. Điều đáng ghi nhận về công tác thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2009 là 100% số đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN đều nộp đạt và vượt kế hoạch, không có đơn vị nợ lớn và nợ kéo dài.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

Như vậy, năm 2009 là năm thứ 14 (trừ năm 1995) BHXH Đô Lương liên tục hoàn thành chỉ tiêu giao thu BHXH, BHYT bắt buộc.

Thứ hai: về cơ cấu tổ chức thu.

BHXH huyện Đô Lương đã tổ chức thu BHXH phân cấp theo từng khối, từng đơn vị, tạo điệu kiện thuận lợi cho công tác thu đơn giản, dễ dàng, tránh sự chồng chéo.

Nhờ những thành tích trên, năm 2009, 3 cán bộ của bộ phận thu BHXH đã được tặng giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An và của Chủ tịch UBND huyện.

 Đạt được kết quả thu BHXH bắt buộc trên là do những nguyên

nhân sau:

- Thủ trưởng các đơn vị và người lao động đã quán triệt: nộp đầy đủ, kịp thời tiền BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp là nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng lao động, người lao động và thực hiện tốt bộ Luật lao động, luật BHXH, tạo cơ sở vững tin cho đơn vị, cho người lao động vào chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.

- Ngay từ đầu năm, BHXH đã có kế hoạch phối hợp các phòng LĐ - TB&XH, phòng GD&ĐT, phòng kế hoạch - tài chính, Chi cục thuế, Liên đoàn Lao động huyện và ban đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện để kiểm tra, vận động các đơn vị tham gia BHXH. Kết quả đã mở rộng 9 đơn vị, 61 lao động tham gia trong năm 2009.

- Có thể coi là bộ phận thu là bộ phận trọng yếu của toàn cơ quan, vì đây là khâu đầu tiên của một chuỗi quy trình để đảm bảo giải quyết các chế độ cho các đối tượng chính xác, công bằng. Vì thế, đồng chí phó giám đốc đã trực tiếp đứng ra phụ trách, hơn nữa căn cứ vào yêu cầu công việc bộ phận này được bố trí số lượng cán bộ nhiều nhất (4 người).

- Từ năm 2008, bảo hiểm xã hội huyện Đô Lương đã áp dụng hệ thống chương trình phần mềm SMS. Đó là chương trình cung cấp cung cấp các chức năng bảo mật và sử dụng khai thác chương trình cho từng người sử dụng theo từng loại nghiệp vụ mà người đó được phân công thực hiện. Hệ thống này giúp cho việc quản lý thu nhanh gọn và chính xác hơn. Hàng năm, các chương trình phần mềm đều được nâng cấp và bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Năm 2009, cơ quan đã tiếp nhận một cán bộ chuyên về công nghệ thông tin để hỗ trợ kĩ thuật và cập nhật nhanh chóng thông tin từ BHXH tỉnh Nghệ An.

- Việc quản lý các tiêu thức BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (số lao động, quỹ tiền lương, tăng giảm lao động, số tiền phải nộp, tiền đã nộp)

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

đã được BHXH huyện quán triệt và quản lý chặt chẽ nên đã tạo ý thức nề nếp trong việc thu, nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị.

- Một đặc điểm riêng của huyện Đô Lương là trên địa bàn huyện chưa có công ty liên doanh nước ngoài nên không xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài. Còn số nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là nợ tạm thời nên nhìn chung BHXH huyện Đô Lương luôn đạt chỉ tiêu thu đề ra.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Một là, việc triển khai thực hiện các văn bản, quy định mới về BHXH còn chậm. Ví dụ như Luật BHTN mới ra đời, việc xác định đối tượng thu ở các đơn vị HCSN, Đảng, Đoàn thể chưa rõ đối tượng tham gia nên lúc thực hiện còn gây ra nhiều tranh cãi.

Việc triển khai BHXH thất nghiệp do chưa có phần mềm nên gặp khó khăn trong quá trình thu và hạch toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, một số đơn vị sử dụng lao động chưa quan tâm đúng mức đến công tác BHXH, BHYT dẫn đến tình trạng nợ tiền BHXH, việc trích nộp chưa đúng quy định. BHXH huyện đã triển khai thực hiện thu BHXH kịp thời theo quy định tháng, quý và hướng dẫn tận tình đến các đơn vị nhưng nhiều đơn vị vẫn còn chưa nộp đủ BHXH.

Ba là, về tổ chức thu: mặc dù BHXH Việt Nam đã có chủ trương cải cách hành chính trong các cơ quan BHXH nhưng tại BHXH huyện Đô Lương thì quy trình “một cửa” vẫn chưa thực hiện được dẫn đến tình trạng người lao động còn phải đi lại nhiều giữa các phòng để được giải quyết chế độ, không những thế còn gây ra áp lực cho các cán bộ khi phải tiếp xúc giao dịch với nhiều đối tượng.

Bốn là, công tác tuyên truyền thực hiện chế độ chính sách BHXH tới người lao động và mọi tầng lớp nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu.

 Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

- Các văn bản, nghị định của các bộ ngành phối hợp chưa đồng bộ dẫn đến việc triển khai còn lúng túng nhất là việc hướng dẫn thực hiện BHTN, mã thẻ khám chữa bệnh còn chậm và chưa sát cơ sở.

- Các chủ sử dụng lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của mình đối với công tác BHXH. Nhiều đơn vị, nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hiện tượng trốn đóng, chậm đóng còn phổ biến dẫn đến nợ tiền nộp BHXH. Một phần cũng vì tiền phạt chậm đóng BHXH còn quá thấp (chỉ phạt tối đa là 20 triệu đồng) nên nhiều đơn vị thà chịu phạt chứ không chịu nộp tiền BHXH. “Thủ đoạn” trốn đóng của các doanh

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Lao động - Xã hội

nghiệp là: cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với loại doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không chịu truy đóng cho thời gian trước đó. Một số doanh nghiệp lại “bày” ra trò cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng để khỏi

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Đô Lương (Trang 41 - 63)