Đơn vị: triệu đồng Chỉ

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng đại dương, PGD mỹ đình (Trang 32 - 37)

2.3.2.1. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động.

Hiện nay không chỉ NH Đại Dương, PGD Mỹ Đình mà hầu hết các NHTM trên địa bàn thành phố thì đồng Việt Nam và đồng đôla Mỹ là hai đồng tiền huy động chủ yếu nhất. Tỷ trọng của hai loại tiền này có một sự chênh lệch khá lớn, đồng Việt Nam vẫn là đồng tiền huy động chủ lực của ngân hàng. Ta sẽ xem xét diễn biến của hai loại tiền này trong giai đoạn 2012 – 2014 qua bảng số liệu sau:

Bảng 4: Biến động tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo loại tiền huy động tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn 2012 – 2014.

Đơn vị: triệu đồngChỉ Chỉ

tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2012

TGTK bằng bằng nội tệ 148,914.7 6 77.80 198,500.69 80.76 280,529.52 82.76 49,585.93 33.30 82,028.83 41.32 TGTK bằng ngoại tệ 42,481.35 22.20 47,248.08 17.24 58,440.72 17.24 4766.73 11.22 11,192.64 23.69 Tổng TGTK 191,396.11 100 67,098.77 100 338,970.24 100 54,352.66 28.40 93,221.47 37.93 ( Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình)

Qua bảng số liệu và biếu đồ tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo loại tiền huy động trên ta thấy, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi tiết kiệm cá nhân và có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm, trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được chủ yếu là của khách hàng cá nhân trong nước. bên cạnh đó, nhà nước không khuyến khích người dân dự trữ USD vì vậy, NHNN luôn có những biện pháp để nhằm ổn định tỷ giá. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ luôn bị khống chế thấp hơn 1% trong khi đó, lãi suất tiền gửi nội tệ có thể lên tới 7 – 8%, do vậy khi quy đổi ra thì gửi tiết kiệm bằng nội tệ vẫn có lãi cao hơn. Cụ thể tình hình biến động tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động theo loại tiền như sau: - Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ: Ta thấy, tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng nội tệ

tăng dần qua các năm, năm 2012 với lượng tiền huy động được là 148,914.76 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77.80% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được. Đến năm 2013, với tốc độ tăng là 33,3%, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ đã tăng 49,585.93triệu đồng so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 80.77% trong tổng nguồn tiền tiết kiệm huy động được năm 2013. Từ năm 2013 đến năm 2014, tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng nội tệ tăng mạnh, tăng 82,028.83 triệu đồng với tốc độ tăng cao hơn hẳn

năm trước là 41.32%, đạt 280,529.52 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82.76% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được năm 2014.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng ngoại tệ: ngược lại với xu hướng tăng lên tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng nội tệ thì tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng ngoại tệ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 – 2014. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng ngoại tệ vẫn tăng nhẹ. Năm 2012, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là 42,481.35 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22.20% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được. Đến năm 2013, tỷ trọng tiền gửi cá nhân bằng ngoại tệ giảm còn 19,23% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm là 47,248.08 triệu động. Từ năm 2013 đến năm 2014, tỷ trọng khoản tiền gửi tiết kiệm này giảm xuống còn 17.24% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động được năm 2014 là 58,440.72 triệu đồng.

2.3.2.2. Biến động tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo thời gian tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn 2012 – 2014.

Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bảo giờ cũng đều đều cới một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kỳ. Thông thường, lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm, lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn tiền gửi tiết kiệm theo thời gian tại ngân hàng Đại Dương ta sẽ thấy rõ tính chất chu kỳ này hơn.

Bảng 5: Biến động TGTK CN tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn

2012 – 2014. Đơn vị : triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Quý I 51,859.66 27.10 70,707.57 28.77 104,665.41 30.88 18,847.91 36.34 33,957.84 48.03 Quý II 57,139.60 29.85 74,553.19 30.34 109,487.41 32.30 17,413.59 30.48 34,934.22 46.86 Quý III 3,239.50 22.59 57,506.26 23.40 67,956.27 20.05 54,266.76 32.99 10,450.01 18.17 Quý IV 39,157.34 20.46 42,981.73 17.49 56,861.15 16.77 3824.39 9.77 13,879.37 32.29 Tổng TGTK 151,396.10 100 245,748.75 100 338,970.24 100 94,352.65 28.40 93,221.44 37.93

<Nguồn: phòng kế toán NH Đại Dương, PGD Mỹ Đình>

Qua bảng số liệu cùng biểu đồ biến động của TGTK cá nhân tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn 2012 – 2014 ta có thể tháy rõ được tính chất thời vụ hay là chu kỳ của công tác huy động TGTK cá nhân tại ngân hàng. Biến động của TGTK cá nhân trong giai đoạn 2012 – 2014 đều theo một quy luật chung, quý I và quý II, nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được tăng cao nhất, đến quý III và quý IV lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được giảm dần và quý IV có mức huy động thấp nhất.

Cụ thể, biến động TGTK cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình theo thời gian được thể hiện như sau:

Quý I: Ta có thể thấy một tỷ trọng khá cao cho 3 tháng đầu năm, tuy đầu năm ngân hàng chưa có săn kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân nhưng người dân vẫn tích cực gửi tiền vào ngân hàng cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất đáp ứng được nhu cầu của người dân. Diễn biến như sau: lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được tại quý I năm 2012 là 51,859.66 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27.10% tổng lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được trong năm. Cùng kỳ, năm 2013 lượng tiền này đạt 70,707.57 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28.77% , tăng 18,847.91 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 36.34%. Từ năm 2013 đến năm 2014, tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại quý I của ngân hàng tăng 33,957.84 triệu đồng với tốc độ tăng 48,03% đạt 104,665.41 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,88% trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được năm 2014. Quý II: Năm 2012, TGTK cá nhân ở quý II là 57,139.60 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 29.85% tổng TGTK cá nhân huy động được. Đến năm 2013, tỷ trọng này đã tăng lên 30.34% tổng nguồn TGTK cá nhân của ngân hàng đạt 74,553.19 triệu đồng, với tốc độ tăng là 30.48% tương đương với tăng 17,413.59 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, bước sang năm 2014, TGTK cá nhân so với cùng kỳ năm 2013 tăng 34,934.22 triệu đồng, với tốc độ tăng là 46,86%, một tốc độ tăng khá cao, đạt 109,487.41 triệu đồng, chiếm 32.30%

tổng nguồn TGTK cá nhân của năm. Có thể thấy, lượng tiền giửi tiết kiệm cá nhân ở quý II huy động được trong các năm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này do quý II là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn, vì thế để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, Ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân.

Sang đến quý III, lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân vẫn tăng dần qua các năm tuy nhiên tỷ trọng lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được tại quý II so với cả năm đã có xu hướng giảm. Quý III năm 2012, lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được là 57,506.26 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 22,59% so với tông TGTK cá nhân của cả năm. Đến năm 2013, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được tại quý II có tăng nhẹ, chiếm tỷ trọng 23.40%, đạt 57,506.26 triệu đồng. Tuy nhiên, cùng ký năm 2014, tỷ trọng này lại giảm xuống cón 20.05% so với tông lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được trong năm, đạt 67,956.27 triệu đồng. Nguyên nhân là do vào thời gian này, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay cốn cũng giảm dần, vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động của mình như quý II.

Cuối năm, quý IV: Lượng tiền ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm cả nhân so với các quý trong năm. Ở quý IV năm 2012, lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được là 39,157.34 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20.46%. Đến quý IV năm 2013 thì lượng tiền này đã tăng lên 3824.39 triệu đồng, đạt 42,981.73 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm xuống còn 17,49 % trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân huy động được năm 2013. Tỷ trọng này đến năm 2014 giảm xuống còn 16.77% và lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được là 56,861.15 triệu đồng. Tỷ trọng giảm dần là do những tháng cuối năm này doanh nghiệp hầu như ngừng sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do vậy, về phía ngân hàng trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra, đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền để chi tiêu hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Những lý do đó góp phần làm cho lượng tiền tiết kiệm cá nhân giảm đi.

2.3.2.3. Biến động của tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo kỳ hạn tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình

Tại ngân hàng Đại Dương,PGD Mỹ Đình tiền gửi tiết kiệm cá nhân gồm 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được. Trong tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngân hàng thường chia ra làm 2 loại chính là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng.

Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo kỳ hạn tại ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn 2012 – 2014. Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tươn

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng đại dương, PGD mỹ đình (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w