Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng đại dương, PGD mỹ đình (Trang 27 - 31)

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH Đại Dương PGD Mỹ Đình qua 3 năm 2012 – 2014 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 13/12 Chênh lệch 14/13 Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn huy động 102.766 144.937 208.721 42.171 41,04 63.784 44,01 Tiền gửi thanh toán 10.644,82 11.755,63 12.520,47 1.110,81 10,44 764,84 6,51 TGTK 113.297,27 131.751,37 195.699,22 18.454,1 16,29 63.947,85 48,54 Ký quỹ 1273 1.43 501,3 157 12,33 (928,7) (64,94) ( Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp)

- Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2014 tăng so với năm 2013. Tính đến cuối năm 2014 là 208721 triệu đồng, tang về tuyệt đối 63.784 triệu đồng, tương đương tang 44,01% so với năm 2013. Tuy nhiên mức tang này là khá thấp so với năm 2009 ( tang 76,72% so với năm 2008). Điều này một phần là do những khó khăn về một môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh của các NH khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay.

- Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2014 đạt 195.699,22 triệu đồng, tang về tuyệt đối 63.947,85 triệu đồng, tương ứng tang 48,54% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2010, lãi suất của chi nhánh tang cao khiến người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cũng cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn.

- Trong năm vừa qua PGD duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12.520,47 triệu đồng, tang về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tang 6,51% so với năm 2009. Đây là mức tang trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do KH vẫn chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các KH tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại PGD.

- Lượng tiền ký quỹ năm 2010 chỉ đạt 50,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2009, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh.

2.1.2.3 Tình hính chung về hoạt động tín dụng

Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và NH Đại Dương, PGD Mỹ Đình nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới.

Dựa vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 20013-2014, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó.

Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH Đại Dương, PGD Mỹ Đình qua 2 năm 2013-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ cho vay 1550975,8 100 158.150,4 100 7.174,6 4,75

Trong đó: - Ngắn hạn 83.036,72 55 88.089,8 55,7 5053,08 6,08 - Trung, dài hạn 67.939,13 45 70.060,65 44,3 2.121,52 3,12 Tổng dư nợ quá hạn 0 0 149 100 149 - Trong đó: - Ngắn hạn 0 0 125 83,9 125 - - Trung, dài hạn 0 0 24 16,1 24 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) - 0,094 0,094 ( Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp)

- Qua bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2010 đạt 158.150,4 triệu đồng, tang về tuyệt đối 7.174,6 triệu đồng, tương được tang 4,75% so với năm 2013. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 88.089,8 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tang là 6,08% so với năm 2013. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 70.060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tang về tương đối là 2.121,52 triệu đồng, tương ứng tang 3,12% so với năm 2013. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2014 tăng không nhiều so với năm 2013, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên PGD.

- Về dư nợ quá hạn: năm 2014 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2013. Năm 2013 PGD không có dư nợ quá hạn đến cuối năm 2014, dư nợ quá hạn là 149 triệu đồng. Trong đó dư nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh; dư nợ quá hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ quá hạn của PGD năm 2014. Sở dĩ dư nợ quá hạn của PGD năm 2014 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ quá hạn của chi nhánh gia tang. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cũng đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể.

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Sử dụng tư liệu các giáo trình về hoạt động của NHTM, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng.

Sử dụng các số liệu thực tế trên báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình trong giai đoạn từ 2012 – 2014. Đây là những tài liệu sẵn có, tài liệu nội bộ của Ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình.

Phương pháp xử lý dữ liệu:

 Phương pháp thống kê tổng hợp: Thống kê tổng hợp các dữ liệu thứ cấp thu thập được (chủ yếu là các tài liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình trong những năm gần đây từ 2012 – 2014).

 Phương pháp phân tích: Dựa vào các dữ liệu đã thống kê, tổng hợp để tiến hành phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng Đại Dương, PGD Mỹ Đình và thông qua dữ liệu ngoại vi để phân tích tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến nó.

 Phương pháp so sánh: Các dữ liệu thu thập được cho thấy sự tăng giảm qua các năm nghiên cứu, so sánh các kết quả đạt được với kế hoạch, chỉ tiêu đề ra để thấy được thành công và hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng đại dương, PGD mỹ đình (Trang 27 - 31)