- Tác dụng và ý nghĩa:
3. Hoàn cảnh, nội dung hội nghị thành lập Đảng: a Hoàn cảnh:
a. Hoàn cảnh:
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và trực tiếp tổ chức lãnh đạo những cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã giao cho Nguyễn Ái Quốc ( với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương ) chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng
cộng sản ở Việt nam thành một Đảng Cộng sảnduy nhất.
b. Nội dung:
- Từ ngày 3 đến 7 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất Đảng họp ở Cửu Long ( Hương Cảng ) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.
- Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.
- Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này kể tiếp nhau không có bức tường nào ngăn cách.
=> Như vậy là ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấu hiểu con đường phát triển của cách mạng nước ta là con đường kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường tất yếu và duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam.
- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do ; lập chính phủ công nông binh ; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu
ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất,...
=> Các nội dung trên đã bao trùm cả hai nội dung cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là dân tộc và dân chủ ( chống đế quốc và chống phong kiến ). Đặc biệt, cương lĩnh đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc ( chống đế quốc ) lên vị trí hàng đầu.
- Lực lượng cách mạng là công nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng,...
=> Cương lĩnh đã phản ánh đúng đắn động lực của cách mạng Việt Nam, phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc ta; từ đó xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện được nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là giành độc lập dân tộc.
- Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
Điều này phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, thấm nhuần quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua đó, kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp vô sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải có trách nhiệm thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, thu phục cho được đại đa số dân cày, đồng thời phải liên minh với giai cấp cách mạng và các tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết và tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.