Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản:

Một phần của tài liệu TAI LIEU ON THI DH-CD (Trang 36)

- Giai đoạn xây dựng đất nước (199 3 2000):

4. Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản:

- Lãnh thổ Nhật Bản không lớn, dân số đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, thường xảy ra thiên tai ( động đất, núi lửa,... ), nền công nghiệp hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu.

- Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm lớn là Tô-ki-ô, Ô-xa-ca và Na-gôi-a với số dân trên 60 triệu người, trong khi các vùng khác được đầu tư phát triển rất ít, giữa công nghiệp và nông nghiệp có sự mất cân đối.

- Là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính thế giới, Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới ( NICs ), Trung Quốc,... và tâm lí e ngại ở nước ngoài về một đế quốc kinh tế Nhật Bản.

- Cũng như kinh tế Mĩ, Nhật Bản không thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm ngay trong bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

TÂY ÂUI. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950

1. Về kinh tế:

- Sau CTTG II, Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nên sản xuất bị suy giảm .

- Từ 1945-1950 Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác –san”, nên kinh tế phục hồi

2. Về chính trị:

- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, - Liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình.

- Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

Một phần của tài liệu TAI LIEU ON THI DH-CD (Trang 36)