, -SH Ngoài ra còn có loại ionit đặc biệt.
7. Các phƣơng pháp xác định dung lƣợng trao đổ
Cation (axit mạnh)
Cách 1: Cho cation tiếp xúc với dung dịch điện giải (xút) R-H + NaOH → R-Na + H2O
Chuẩn độ lượng xút dư, tính được NaOH tham gia phản ứng, từ đó sẽ xác định được mili đương lượng H+
.
Cách 2: Cho cationit kết hợp với muối kim loại. 2R-H + CaCl2 → R2Ca + 2HCl
Chuẩn độ HCl sinh ra là xác định được H+ trong nhựa. Anionit (bazo mạnh)
Cách 1: ngâm trong dung dịch HCl đậm đặc R-OH + HCl → R-Cl + HOH
Chuẩn độ HCl dư rồi suy ra axit HCl tham gia phản ứng và từ đó tính được mili đương lượng H+
.
Cách 2: trao đổi với muối
R-OH + NaCl → R-Cl + NaOH
Chuẩn độ NaOH sinh gia sau khi phản ứng kết thúc sẽ xác định được dung lượng trao đổi
Cation axit mạnh và anionit bazo mạnh có khả năng trao đổi trong ba môi trường, nên không phụ thuộc pH. Ngược lại cationit axit yếu và anionit bazo yếu dung lượng trao đỏi phụ thuộc rất nhiều môi trường; cationit axit yếu trao đổi ở pH > 7 và anionit bazo yếu trao đổi ở pH<7.
Sử dụng nhựa trao đổi ion: tùy theo phương pháp sử dụng người ta phân biệt trao đổi ion gián đoạn và liên tục.
32
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Công nghệ Hóa học
HV: Nguyễn Thị Nga GVHD: PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê
- Quá trình trao đổi gián đoạn thì nhựa trao đổi ion được đưa vào dung dịch của các ion cần trao đổi cho đến khi cân bằng được thiết lập và tách ra khỏi dung dịch. Cách xử lí như thế này phải lặp lại nhiều lần.
- Phương pháp này dùng để tái sinh cột trao đổi ion khi nhựa trao đổi ion không còn khả năng trao đổi và hòa tan các kết tủa khó tan khi hỗn hợp không cần dư thêm một ion nào trong dung dịch, ví dụ :
CaCO3 + 2H+ Ca2+ + H2O + CO2 BaSO4 + 2H+ Ba2+ + H2SO4
- Quá trình trao đổi liên tục: phương pháp này được sử dụng hầu hết với các công việc phân tích và tổng hợp chất. Cách tiến hành giống như trong quá trình sắc kí cột.