Ứng dụng đất hiếm trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận phương pháp trao đổi ion và ứng dụng để phân chia nguyên tố đất hiếm (Trang 25 - 27)

Việc ứng dụng ĐH trong nông nghiệp được tiến hành từ năm 1972 ở Trung Quốc, với nhiều thí nghiệm quy mô nhỏ và lớn đã được tiến hành. Kết quả thu được cho thấy ĐH có ảnh hưởng tới hơn 20 loại cây trồng. Phương pháp phun và ngâm hạt bằng dung dịch ĐH được coi là phù hợp hơn cả. Trong quá trình khảo sát, các nhà nghiên cứu đã xác định được lượng ĐH thích hợp dùng cho các loại

26

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Công nghệ Hóa học

HV: Nguyễn Thị Nga GVHD: PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê

cây khác nhau. Trung bình 1 gam ĐH đủ để pha dung dịch ngâm 10kg hạt giống, làm tăng năng suất 10%. Kết quả nghiên cứu về vai trò sinh lý của ĐH cho thấy ĐH có khả năng làm tăng hàm lượng cholorophyl và thúc đẩy quá trình quang hợp. Đó là một trong số những nguyên nhân chính làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

Từ năm 1990, phân bón vi lượng ĐH được sử dụng ở hơn 20 tỉnh của Trung Quốc. Có 3 loại phân bón vi lượng ĐH chính ở Trung Quốc: Changle-Yizhisu (CY) có chứa các dạng nitrate ĐH; Nongte (NL) chứa các dạng chloride ĐH; và MAR (hỗn hợp các axit amoni) chứa 17 axit amoni cùng với các nguyên tố ĐH La, Ce, Pr và Nd.

Các nguyên tố ĐH đã được sử dụng trong phân bón nông nghiệp của Trung Quốc đã thể hiện được các yếu tố có lợi cho cây trồng. Ví dụ, chúng đã cải thiện năng suất và chất lượng cho nhiều loại cây trồng. Các nghiên cứu cũng nhắm vào những ảnh hưởng của ĐH về dinh dưỡng trao đổi chất, quang hợp và khả năng chống stress của cây trồng.

Về mặt sinh thái, ĐH có tác dụng rõ rệt tới sự phát triển của lá và rễ, rõ nhất đối với cây họ đậu. Phương pháp sử dụng ĐH trong nông nghiệp thay đổi tuỳ theo từng loại cây, loại đất và điều kiện thời tiết. Đối với loại cât thời vụ, nồng độ 0,01 –0,03% là thích hợp. Ngược lại, cây ăn quả đòi hỏi nồng độ cao hơn: từ 0,05 – ,10%.

Sau khi phát hiện ra hiệu ứng đối với cây trồng, ĐH được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Năm 1981, chỉ có 50.000 mẫu được xử lý bằng ĐH, đến năm 1987 đã có 13 triệu mẫu được xử lý bằng ĐH, tăng 260 lần. Năm 1987 đã có 20 loại cây trồng được xử lý ĐH. Tất cả đều cho năng suất thu hoạch cao hơn. Một số loại cây như bông, mía, củ cải đường, dưa hấu, cao su có năng suất tăng rõ rệt. 90% cây trồng trong đó có ngũ cốc, rau, cây ăn quả được xử lý bằng ĐH cho năng xuất từ 5- 19% hoặc cao hơn. So với ruộng đối chứng, lúa nước và lúa mì được xử lý bằng ĐH có năng suất tăng 8%, lạc và đậu tương tăng 8-10%.

PHẦN II: Phƣơng pháp trao đổi ion 1. Lịch sử của phƣơng pháp

27

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Công nghệ Hóa học

HV: Nguyễn Thị Nga GVHD: PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê

Quá trình phân tách bằng phương pháp trao đổi ion là một phần của dự án Manhattan (1943 - 1947). Các nguyên tắc của phương pháp tách được phát triển bởi Boyd và đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, đại

học Iowa củaMỹ

Nỗ lực để phát triển sắc ký cột trao đổi ion và một quá trình tách các nguyên tố đất hiếm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Oak Ridge giữa những năm 1970.

Tuy nhiên, quá trình này được thiết kế cho các yêu cầu phân tích với dung lượng

thấp của các cột và do đó chưa được thương mại hóa.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận phương pháp trao đổi ion và ứng dụng để phân chia nguyên tố đất hiếm (Trang 25 - 27)