Một đồng nghiệp trong vai trò ‘người bạn phê bình’ 4 Một chuyên gia phát triển dạy học có thể giúp tư vấn.

Một phần của tài liệu Tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG NHẬN THỨC VÀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CỦA TƯ DUY VÀ HỌC TẬP ppt (Trang 37 - 39)

4 Một chuyên gia phát triển dạy học có thể giúp tư vấn.

Cách suy tư biến đổi có thể giúp ta thay đổi được nhiều thứ. Chúng ta có thể suy tư về sự thích hợp của các kết quả học tập dự kiến và những chọn lựa về các hoạt động và các bài kiểm tra đánh giá. Mục đích của khung điều chỉnh kiến tạo là khuyến khích chính việc suy tư này. Cuốn Approaches to Teaching Inventory (“Các phương thức lập danh mục dạy học” của Prosser và Trigwell 1998; và cả Chương 12 của sách này) rất hữu dụng để làm sáng tỏ các quan niệm dạy học của bạn và cho thấy cách thực hành của bạn phù hợp với những quan niệm này như thế nào.

Bài Làm 3.1 trên kia là một công việc suy tư dựa vào chương này, các thông điệp bạn truyền cho sinh viên của bạn. Bạn hãy nghĩ về nó và xem mình kết luận thế nào về những nhận xét bạn nêu ra cho sinh viên.

Không dễ nhìn ra những sai sót trong một số khía cạnh dạy học của chúng ta. Chúng ta thường dễ bị mù trước những khía cạnh có tính cá nhân hơn. Ví dụ, những lời nói có ý khôi hài có thể bị hiểu là châm biếm; thái độ thân thiện có thể bị hiểu là nuông chiều. Cả hai là những cơ sở rất dễ phát sinh thái độ e dè và hoài nghi. Cần có một người khác để nói cho chúng ta biết về những điều như thế.

Có lẽ các sinh viên là những nguồn trực tiếp nhất cung cấp cho chúng ta loại thông tin này. Suy cho cùng, chính các nhận thức của họ khiến họ có khuynh hướng sử dụng phương thức học tập bề mặt. Việc xin

nhận xét của sinh viên tốt nhất nên được làm giấu tên, miễn là bạn có thể chịu đựng được những lời nói châm chích hay bông đùa nhẹ dạ và những thái độ tiêu cực của những sinh viên bất mãn. Bạn có thể dùng các dạng câu hỏi mở: “Anh chị thích khía cạnh nào nhất trong việc giảng dạy của tôi? Anh chị thích thay đổi điều gì?” Nhấn vào điểm tích cực thì tốt hơn là: “Anh chị thấy có gì sai trong việc giảng dạy của tôi?” Hỏi theo kiểu này sẽ dễ dẫn đến các lời phê bình tiêu cực.

Một quan điểm nữa về dạy học có thể đến từ các đồng nghiệp. Về phương diện này, có một cách làm rất ích lợi gọi là ‘hệ thống dự giờ của nhau’ (‘buddy system’), hai giáo viên trong cùng một khoa đến dự giờ dạy của nhau và góp ý cho nhau trong tư cách bạn bè. Họ cần có một khung tiêu chuẩn chung để đánh giá thế nào là một lớp dạy tốt. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở Chương 12.

Nhưng còn một nguồn hỗ trợ hữu ích nữa là trung tâm phát triển dạy học, nếu trường của bạn có một trung tâm như thế. Khả năng chuyên môn của các nhà phát triển dạy học giúp họ hành động với tư cách những người bạn phê bình và cung cấp những nhận thức sâu sắc và quan trọng về mọi giai đoạn dạy học mà cái nhìn riêng của bạn có thể bị giới hạn.

Một số vấn đề có thể nằm trong phong cách dạy học riêng của bạn, là điều chúng ta quan tâm ở đây. Bài Làm 3.4 yêu cầu bạn liệt kê những gì bạn thấy là vấn đề lớn mà bạn muốn giải quyết ở giai đoạn này. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở Chương 12.

Tóm tắt và kết luận

Kích thích sinh viên tích cực học tập: Tạo động lực

Tạo động lực học tập có hai nghĩa: khởi động việc học và duy trì cố gắng trong khi học. Để khởi động việc học tập, sinh viên cần phải nhìn thấy giá trị của các cố gắng của họ: họ phải thấy rằng dấn thân học tập có giá trị hiển nhiên, và dấn thân học tập sẽ thể hiện được giá trị ấy. Giá trị của một công việc được tăng lên vì nhiều lý do khác nhau: ngoại tại, nghĩa là các kết quả sẽ đem đến cho chúng ta điều chúng ta muốn hay tránh cho chúng ta điều chúng ta không muốn; lý do xã hội, nghĩa là các giá trị đến từ những người có vai trò quan trọng đối với chúng ta; lý do thành đạt, nghĩa là giá trị ấy giúp chúng ta thăng tiến bản thân; và lý do nội tại, nghĩa là chúng ta thậm chí không cần hỏi giá trị đến từ đâu: nó là hành trình, không phải đích đến. Giáo viên có thể sử dụng các giá trị này để đem lại những kết quả tích cực. Sự thúc ép bên ngoài dưới dạng thưởng phạt cần phải được sử dụng một cách thận trọng; sử dụng hình phạt rất có thể phản tác dụng. Cũng vậy, động lực ganh đua có thể kích thích những sinh viên như Susan nhưng với những sinh viên như Robert thì không. Giáo viên có thể đóng vai trò gương mẫu tạo cảm hứng—và nếu họ muốn tạo động lực nội tại cho sinh viên, họ phải dạy theo phương pháp kiến tạo.

Bầu khí dạy và học

Chất lượng mối quan hệ được thiết lập giữa giáo viên và sinh viên, hay trong một trường học, được gọi là ‘bầu khí’ dạy và học: cách sinh viên cảm nhận về nó. Một bầu khí theo thuyết X được dựa trên giả định rằng sinh viên không đáng tin cậy, còn bầu khí theo thuyết Y thì dựa trên giả định rằng họ có thể tin cậy được. Nếu các quan điểm dạy học ở Mức 1 và 3 mô tả hai quan điểm dạy học trên bình diện nhận thức, thì các bầu khí theo thuyết X và Y là những quan điểm trên bình diện tình cảm.

Nếu coi sinh viên là không đáng tin cậy (Thuyết X), người ta sẽ phải thiết lập các cơ cấu hình thức chặt chẽ với các hình phạt nếu sinh viên không đáp ứng. Hậu quả là tâm trạng lo lắng và hoài nghi, dẫn đến lối học bề mặt. Lo lắng làm sinh viên bị phân tâm: họ chỉ cốt tránh mối đe doạ, chứ không chủ tâm dấn thân sâu vào việc học. Hoài nghi hạ thấp giá trị của công việc học tập dưới con mắt sinh viên: ‘Nếu bạn phải đặt ra tất cả những luật lệ, phần thưởng và hình phạt để thúc đẩy người ta làm việc, thì kết quả không thể có giá trị nhiều.’ Bầu khí theo Thuyết Y cho phép sinh viên tự do quyết định trong các chọn lựa học tập của họ; đây là điều quan trọng nếu muốn cho sinh viên trở thành những người độc lập và có khả năng học suốt đời.

Dạy học có suy tư

Cải thiện dạy học trong các điều kiện này không phải là chỉ cần học một mớ các kỹ năng dạy học. Dạy học tuỳ thuộc mỗi người và bối cảnh dạy học của mỗi giáo viên cũng khác nhau. Cách làm hiệu quả đối với người này, môn học này, các sinh viên này, thì có thể không áp dụng được cho các giáo viên khác đang dạy trong các điều kiện khác. Mỗi cá nhân phải tìm ra giải pháp riêng cho mình. Việc này đòi hỏi một sự suy tư biến đổi, một lý thuyết dạy học làm khung suy tư và một bối cảnh kinh nghiệm làm đối tượng suy tư. Tiến trình này có thể được xây dựng trong nghiên cứu hành động, trong đó các giải pháp được theo dõi kỹ lưỡng để đo mức độ thành công.

Cải thiện dạy học

Hai câu hỏi lớn mà mọi giáo viên phải trả lời là: Tôi tin vào loại bầu khí nào, bầu khí thuyết X hay thuyết Y? Tôi có vô tình làm điều gì tạo ra bầu khí ngược lại với bầu khí tôi muốn không? Giáo viên nào muốn thực hiện hệ thống dạy học điều chỉnh thì phải trả lời câu hỏi thứ nhất bằng thuyết Y. Các thông tin về câu hỏi thứ hai có thể đến từ các suy tư của chính giáo viên, các sinh viên, các lời khuyên khôn ngoan của những đồng nghiệp hay của một chuyên gia phát triển nhân sự. Mỗi nguồn có thể cung cấp một quan điểm khác nhau, nhưng nếu bạn muốn có những thông tin về các khía cạnh dạy học của bạn mà bạn không để ý đến thì các suy tư riêng của bạn khó có thể mang lại nhiều kết quả. Cần phải bổ sung bằng các bảng hỏi, các cuộc khảo sát và phỏng vấn, tập trung vào các khía cạnh của việc dạy học được bàn đến trong chương này.

__________________________________________________________________________________________________________________

(*, **) Bài đọc thêm 1 và 2 trích từ nguyên bản:

JOHN BIGGS & CATHERINE TANG

TEACHING FOR QUALITY LEARNING AT UNIVERSITYWhat the Student Does What the Student Does

Third Edition 2007

The Society for Research into Higher Education & Open University Press.

Bản dịch tiếng Việt do IPE xuất bản

Một phần của tài liệu Tài liệu TÓM TẮT BÀI GIẢNG NHẬN THỨC VÀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CỦA TƯ DUY VÀ HỌC TẬP ppt (Trang 37 - 39)