Chuyển nhượng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam pptx (Trang 26 - 28)

Đây là hình thức kinh doanh thông qua chuyển quyền sử dụng thương

hiệu. Thực chất của hình thức này là chuyển nhượng quyền kinh doanh một

loại sản phẩm đi đôi với chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh giữa hai đối tác. Trong vài thập niên gần đây việc chuyển nhượng nhãn hiệu hàng

hóa đã đem lại những khoản lợi nhuận to lớn giữa cả người bán lẫn người mua, vì vậy hoạt động này ngày càng phát triển. Đối với những nước đang

phát triển việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá ngày càng giữ vai

trò đặc biệt quan trọng vì xây dựng và phát triển các doanh nghiệp thường

phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hợp đồng Li xăng. Điều này càng đúng khi ngày

càng có nhiều chủ nhãn hiệu hàng hoá ở các nước công nghiệp phát triển

thay vì xuất khẩu sản phẩm tới các nước khác, nay ưu tiên hơn việc sản

phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá của nước họ được sản xuất tại các nước đang phát triển. Hình thức “mượn tạm” nhãn hiệu này sẽ góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường nhờ sản phẩm được gắn

nhãn hiệu nước ngoài. Nhưn

dĩ nhiên bên nhận Li xăng đã phải đầu tư khá tốn kém vào sản xuất lưu thông phân phối, quảng cáo và tiếp thị, khi sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường thì họ nhận ra rằng hợp đồng đã hết hạn và không được gia

hạn. Lúc đó chủ nhãn hiệu hàng hoá có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm

nước đó để xây dựng các xí nghiệp do họ làm chủ hoặc xây dựng xí nghiệp

liên doanh sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của mình. Họ cũng có thể cấp Li xăng cho các doanh nghiệp khác với giá cao hơn…Trong trường hợp này bên nhận Li xăng sẽ gặp phải không ít khó khăn và rất có thể mất luôn nhãn hiệu hàng hoá của mình. Để tự bảo vệ nhãn hiệu trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:

Cần xác định rõ nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn sử dụng có được

bảo hộ tại Việt Nam không: Chỉ khi nào nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt

Nam thì mới đặt vấn đề mua quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng Li xăng mua quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài trong khi nhãn hiệu hàng hoá đó chưa được đăng ký tại Việt Nam.

Trong trường hợp hợp đồng Li xăng không được gia hạn thì trong khi hợp đồng Li xăng đang còn hiệu lực bên nhận Li xăng có thể xây dựng thêm nhãn hiệu riêng của mình với nhãn hiệu mua quyền sử dụng của nước ngoài. Nhờ đó có thể hạn chế phần nào tổn thất do việc thu hồi nhãn hiệu nước ngoài, đặc biệt là nhãn hiệu riêng của bên mua Li xăng giành được sự tín

nhiệm nhất định gắn liền với chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu đó.

3.1.5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu theo tên xuất xứ sản phẩm.

Đất nước ta có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng gắn liền với địa phương đặc biệt là nông sản như: chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, bánh đậu xanh Quê Hương (Hải Dương), tên thương hiệu gắn liền với tên xuất xứ sản

phẩm sẽ tạo được niềm tin sự đảm bảo cho người tiêu dụng về sản phẩm đã có tiếng lâu đời. Nhưng một số doanh nghiệp khi đăng ký thương hiệu lại không chú ý đến điều này để doanh nghiệp khác đăng ký mất thương hiệu đó hay đăng ký mà không sản xuất làm mai một đặc sản dân tộc đồng thời

làm nảy sinh tranh chấp gây tổn thất cho cả 2 bên. Nên chăng mỗi địa phương nên tự bảo v

đặc sản lâu đời của mình bằng cách đăng ký bảo hộ về thương hiệu đó.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam pptx (Trang 26 - 28)