Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, láy từ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 52 - 59)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2.Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, láy từ

Qua khảo sát thơ Tế Hanh chúng ta nhận thấy ông thường dùng thủ pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ có những thành công nhất định. Ông sử dụng điệp từ ở mọi cấp độ: trùng điệp câu hoặc cấu trúc nhóm từ (liền nhau, cách quãng), nhưng cách ông thường dùng là: trùng điệp kiểu câu, điệp vần, điệp chữ, điệp ý:

Tôi dư một ít lời thơ

Tôi dư thương sớm, sẵn ngơ ngẩn chiều; (Trao đổi)

Hai dòng thơ đầu tác giả điệp từ “tôi dư” gợi lên tâm trạng của nhà thơ và cũng là mục đích, ước muốn của tác giả muốn có cuộc trao đổi, cần một sự đồng cảm từ bạn, bởi tôi nghèo vật chất nhưng lại giàu tinh thần.

Khi số lượng âm tiết điệp như nhau và ở vị trí giống nhau trên cùng dòng thơ thì dòng thơ có tiết tấu, nhạc điệu, âm vần tương tự nhau:

Chiêm bao bừng tỉnh giấc Biết là em đã xa

Trên tường một tia sáng,

Biết là đêm đã qua.

(Chiêm bao)

đôi khi tác giả kết hợp điệp từ với sự tăng dần cường độ ngữ cảnh để âm điệu bài thơ thêm sâu lắng:

Anh tưởng là em đã biết rồi

Những câu trò chuyện giọng đùa chơi Những thư thăm hỏi lời vơ vẩn

Những sách anh đưa nói chuyện đời (Hờ hững)

Tế Hanh đã sử dụng một cách đa dang nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ. Thủ pháp này được ông khai thác ở tất cả các thể loại thơ và đã đem đến cho thơ Tế Hanh một âm điệu độc đáo.

47

Nhà thơ đã kết hợp nhuần nhị chất thơ bay bổng, hiện đại với sự cảm thụ có tính truyền thống của các biện pháp tu từ trong ca dao, dân ca khiến thơ ông có sức quyến rũ riêng. Các biện pháp nghệ thuật: vần, nhịp điệu, điệp từ, từ láy… được vận dụng một cách sáng tạo, có tính cách tân chứ không bị gò ép, khiên cưỡng, giả tạo làm bộc lộ phong cách nghệ thuật riêng của Tế Hanh.

Đọc thơ Tế Hanh chúng ta thấy ông sử dụng rất nhiều từ láy: láy âm, láy vần, láy đôi… Từ láy đôi để chỉ một tính chất, trạng thái, khung cảnh của một hiện tượng, vấn đề:

Trong tôi văng vẳng dư vang

Điệu buồn của lá phai vàng rơi thưa, Trong tôi thoang thoảng hương đưa Cỏ hoa tàn cũ mộng xưa vẫn sầu, …Hơi sương nhỏ lạnh lòng thơ, Tôi nghe rợn ngợp nước mờ nao nao Biệt ly tụ họp thời nào,

Thương vương khắp nẻo, nhớ bao tứ bề (Sống vội)

Những từ láy ở bài thơ trên cùng tập trung khắc đậm cái tâm trạng buồn, xa vắng của con người. Từ láy được Tế Hanh sử dụng kết hợp với tính từ, động từ để biểu hiện tinh tế những cảm xúc, tâm trạng khác nhau như bài

Những ngày nghỉ học”. Từ tâm trạng đau đáu, khôn nguôi:

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề Khói phì như nghẹn nỗi đau tê Lâu lâu còi rúc nghe rền rỉ Lòng của người đi réo kẻ về

đến tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, tiếc nuối:

Kẻ về không nói bước vương vương Thương nhớ lan xa mấy dặm trường

48

Lẽo đẽo tôi về theo bước họ

Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.

Tế Hanh là người có ý thức chắt gạn, tận dụng mọi biện pháp tu từ để mở rộng, làm phong phú sinh động thêm thế giới ngôn ngữ nghệ thuật thơ ông.

Đặc biệt là vận dụng khéo léo các từ láy vần chân, được sử dụng với tần suất lớn, ở nhiều bài thơ:

Tôi là triệu phú rất nhiều yêu, Buồn nhớ mùa thu với buổi chiều Nhưng cả đời nghèo nàn túng thiếu Bởi vì tôi chẳng dám chi tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Người hà tiện)

Dùng từ láy vần chân với tần suất cao để diễn tả cảm xúc yêu thương, nhà thơ giấu lòng mình, tự dày vò bản thân mà không dám thổ lộ:

Bỗng thấy lòng đau nhẹ khác thường Hình như yêu, ghét, giận, hờn thương Bấy lâu chứa chất trong tim nặng Đá chảy tràn lan xuống kẽ đường

(Viết tên trên cát)

Có thể nói, tìm tòi của Tế Hanh công phu và đa dạng. Không phải mọi tìm tòi thể nghiệm của Tế Hanh trên phương diện ngôn ngữ thơ đều thành công. Như con dao hai lưỡi, có những trường hợp nó làm cho thơ ông khô cứng đi hoặc rời rạc ra, và có khi rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, không tạo được hiệu quả nghệ thuật mong muốn. Nhưng nhìn chung, những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của Tế Hanh khiến ngôn ngữ thơ ông ngày một phong phú đa dang, giàu khả năng biểu đạt và biểu đạt tinh tế. Nhà thơ Chế Lan Viên từng có những câu thơ, những suy nghĩ sâu sắc về ngôn ngữ thơ: Máu và mồ hôi của người đúc nên bao hình ảnh, ngữ ngôn… Tất cả mỗi người, dù lạ hay quen,

49

đều viết cho thơ ta một chữ. Hãy nhặt những chữ của đời mà viết lên trang thơ. Quả Tế Hanh đã là người cần mẫn nhặt những chữ của đời để sáng tạo, để viết nên trang thơ cho mình. Ngôn ngữ trong thơ ông không cầu kỳ, không xa lạ, trừu tượng, không phải đẹp nhờ những trang sức, tráng men hình thức, mà là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc sống thông qua sự mài giũa, tinh luyện công phu của nhà thơ.

50

KẾT LUẬN

1. Tế Hanh bước vào làng Thơ mới khá muộn, nhưng ngay lập tức ông đã tạo dựng cho mình một phong cách không thể trộn lẫn với ai. Để rồi sau này trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khiến ông trưởng thành hơn, phong cách từ buổi ban đầu định hình là nền tảng để nhà thơ tiếp bước xây dựng. Trải qua hơn 80 năm sáng tác cần mẫn, miệt mài, thơ Tế Hanh không gây ấn tượng với người đọc một cách mạnh mẽ, ồn ào như những nhà thơ cùng thời khác mà từ tốn, khiêm nhường như một “nét duyên lặn vào trong” rồi đọng lại trong lòng độc giả bởi sự chân thành, tinh tế, trong trẻo và thẫm đẫm tình đời, tình người. Tế Hanh góp phần làm nên sự phong phú cho phong trào Thơ mới nói riêng, và thơ hiện đại Việt Nam nói chung.

2. Là một thành tố văn học, ngôn ngữ văn chương đã tồn tại như một công cụ hữu hiệu bảo tồn giữ gìn và sáng tạo văn hóa. Tế Hanh là người con của vùng đất miền Trung, đầy nắng và gió, ngay từ nhỏ ông đã thấm đượm và tiếp thu nôi văn hóa dân gian vùng quê này, nên ngôn ngữ thơ ông rất nhẹ nhàng, tinh tế. Bởi là một con người có tâm hồn thơ giàu cảm xúc, dường như ông được sinh ra để mà yêu, mà nhớ, mà thấy gắn bó với cuộc đời. Đọc thơ Tế Hanh, có thể thấy ngay con người này là một tình nhân thân thiết của cuộc đời. Cái cốt lõi thơ ông là tình cảm. Ông không thắc mắc, ít trăn trở mà luôn thân thiện, nâng niu, ca ngợi, say đắm bao vẻ đáng yêu, nên thơ của những con người của những cảnh đời thân quen gần gũi. Thơ ông không táo bạo, sôi nổi mà thường rung động cùng với những gì trong sáng và êm ái.

3. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh mang một vẻ đẹp riêng, đặc trưng riêng. Đó là ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhà thơ sử dụng một hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh về thiên nhiên và hình ảnh con người. Việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ này giúp cho thơ Tế Hanh trở nên sinh động, có hồn. Ngôn ngữ tự sự

51

đậm chất đời thường, tự nhiên, trong sáng gắn với vùng biển, làng quê, và tình yêu quê hương, yêu con người khiến Tế Hanh viết lên những lời thơ mộc mạc, chân thành rất đỗi gần gũi, quen thuộc. Ngoài ra, các biện pháp tu từ cũng được Tế Hanh vận dụng rất khéo léo, cái vốn có trong thơ ông là nhẹ nhàng, nhưng việc bồi đắp nên chất liệu cho những vần thơ trau truốt ấy không làm mất đi dáng vẻ nguyên, mà nó còn tô điểm cho sự đằm thắm trong thơ Tế Hanh.

Đặc biệt, để vượt lên lối mòn ngôn ngữ nghệ thật, bên cạnh việc sử dụng các thể thơ phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của luật, vần, âm, nhịp… điều đó vẫn không làm thay đổi đặc trưng ngôn ngữ chủ đạo. Thơ có nhịp, vần nó khiến cho thơ Tế Hanh càng trở nên nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Trải dài trên đường thơ, Tế Hanh không ngừng nghỉ sáng tạo nghệ thuật và cái kết của sự nỗ lực ấy đem tới cho độc giả một ấn tượng, dư âm nhẹ nhàng.

4. Như vậy chỉ mới bắt đầu tập những bước đi đầu tiên trong làng thơ Việt Nam nhưng ngôn ngữ thơ Tế Hanh trong tập Hoa niên đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng độc giả ngay từ những bài thơ đầu tay của mình. Tất cả nhưng nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Tế Hanh trong tập

Hoa niên mà khóa luận đi nghiên cứu đều nằm trong mối liên hệ mật thiết với

nhau, và nó là cơ sở để khẳng định hơn nữa ngôn ngữ thơ Tế Hanh và Tế Hanh xứng đáng là một nhà thơ có ngôn ngữ nghệ thuật riêng độc đáo hấp dẫn trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. La Nguyệt Anh (2012), “Một số điểm sáng tạo về nhạc điệu trong Thơ mới (1932 - 1945)”, Tạp chí Ngôn ngữ, (9).

2. Tầm Dương (1992), Hoa niên, sách Thơ Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục. 3. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Hà Minh Đức (1997), Lời giới thiệu, sách Tuyển tập thơ Tế Hanh, Nxb Văn học. 5. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Trịnh Đường (1970), “Chiêm bao của Tế Hanh”, Tạp chí Tác phẩm mới, (9). 7. Trịnh Đường (1991) “Tế Hanh - 70 năm tuổi đời và tuổi thơ”, Tạp chí văn học, (3). 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

9. Tế Hanh, Hoa niên (1938,1941), Nxb Đời nay.

10. Tế Hanh (1961), Thơ và cuộc sống mới, Nxb Văn học.

11. Tuyển tập Tế Hanh (1987), Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Tế Hanh, Tuyển tập thơ (1997), Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Arixtot - Lưu Hiệp (1961), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội.

14. Mã Giang Lân (2000), Tác gia và tác phẩm Tế Hanh, Nxb Giáo dục. 15. Nhất Linh (25/5/1940), Nghẹn ngào của Tế Hanh, Báo Ngày nay.

16. Trường Lưu (1994), “Đôi nét đặc trưng thơ Tế Hanh”, Tạp chí Văn hóa

nghệ thuật, (8). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Phương Lựu (2002), Góp phần xác lập hệ thống quan điểm văn học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

18. Thiếu Mai (1969), Đường thơ Tế Hanh, Tạp chí Văn học, (2).

19. Vương Trí Nhàn (1996), Lời con đường quê, Tạp chí Tác phẩm mới, (6). 20. Vũ Quần Phương (1984), Tế Hanh, sách Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội.

21. Nhiều tác giả (1996), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục.

23. Hàn Mặc Tử (1992), Gái Quê, Tái bản, Nxb Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh. 24. Hoài Thanh - Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, Nxb Thời đại. 25. Kiều Văn (1996), “Lời nói đầu”, sách Thơ Tế Hanh, Nxb Đồng Nai.

26. Chế Lan Viên (1962), Một nhà thơ qua 15 năm cách mạng: Tế Hanh, sách

Phê bình văn học, Nxb Văn học.

27. Chế Lan Viên (1987), Tế Hanh hay thơ và cách mạng, sách Tuyển tập Tế Hanh,

Nxb Văn học.

28. Ferdinad de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 52 - 59)