Thủ pháp so sánh, nhân hóa

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.Thủ pháp so sánh, nhân hóa

Bằng thủ pháp so sánh nhà thơ đã gợi mở cho người đọc biết bao mối liên tưởng làm phong phú sự suy nghĩ, trường liên tưởng của độc giả. Trong

Tập Hoa niên sử dụng khá ít các biện pháp tu từ nhưng cũng thể hiện phần

nào ngòi bút đặc sắc của Tế Hanh. Phép ẩn dụ được nhà thơ sử dụng rất duyên, thú vị. Nói về sự thương nhớ của sự vật tự nhiên để rồi cuối cùng nói về sự đợi chờ của đôi lứa xa nhau:

Nắng nhớ rưng rưng chớp lệ mờ Mây buồn đôi mảnh vẩn lơ thơ Cỏ cây im lặng như từ thưở Đôi lứa xa nhau vẫn đợi chờ

(Vườn cũ)

Thơ Tế Hanh thường hay sử dụng những biện pháp tu từ rất quen thuộc, lời thơ âm vang nhẹ nhàng mà vấn vương dịu dàng trong lòng người đọc:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân tắng bao la thâu góp gió

45

Phép so sánh ở đây được sử dụng thật đắc địa. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, Tế Hanh tinh tế phát hiện để rồi cảm nhận cái hình, cái hồn của ngôi làng từ sự vật rất đỗi quen thuộc, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm ẩn trong tâm khảm con người ông. Có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao tạo nên từ sự tinh tế của nhà thơ.

Nhẹ nhàng là vậy nhưng cũng có lúc nhà thơ trỗi lên niềm khao khát và rồi day dứt đến mức đê mê, muốn dành trọn con tim cho ai đó nhưng thất vọng và chôn chặt tình cảm đáy lòng, biện pháp so sánh khiến người đọc tự liên tưởng:

Rách đau thương như lụa xé tơi bời Trên cặp mắt môi đỏ tươi như máu

(Độc ác)

So sánh một cách đơn giản về hạnh phúc khi tác giả nhớ về quê hương mình, nhớ câu chuyện xưa bà thường hay kể: “Hạnh phúc xưa như thể chuyện hoang đường”.

Tác giả còn ví tiếng chuông chùa như lời mẹ gọi với cảm xúc nghẹn ngào, đau thương của người con xa quê hương, lối sống thành thị khiến ta dần quên mất quan niệm tâm linh. Nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm xưa nó dường như là một phong tục, của những người sống trên quê hương mình có niềm tin vào đạo Phật:

Tiếng chuông kêu như mẹ gọi chan hòa Tôi ôm ngực tương chừng tim sắp vỡ

(Chùa)

Sử dụng rất ít biện pháp nghệ thuật, nhưng khi cho các biện pháp nghệ thuật này vào những câu thơ của Tế Hanh thì nó lại rất hợp với phong cách nghệ thuật, phong thái của nhà thơ, không vượt quá mức sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.

46

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 50 - 52)