Mặt thuận lợi

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)

Cùng với việc thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước đang diễn ra ngày càng sôi động và cũng được xem là hướng đi mới của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường đầu tư ở nước ngoài với nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng không ít rủi ro, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực sự muốn vươn ra thị trường nước ngoài nên bằng sự nỗ lực của chính mình và sự hỗ trợ của nhà nước nên họ cũng gặt hái được nhiều thành công, tạo được vị thế của mình trên trường quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

a) Đối với trong nước:

Về luật pháp, chính sách: Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động động đầu tư ra nước ngoài dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể trong hoạt động ban hành các văn bản luật mới (đặc biệt ra sự ra đời của Luật Đầu tư 2005) nó điều chỉnh chung các vấn đề về đầu tư phù hợp khi Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và thiết thực nhất là khi Việt Nam đã là thành viên 150 của WTO. Còn điều chỉnh cụ thể về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì hiện nay Nghị định số 78/2006/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực. Ngày 20 tháng 02 năm 2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” tại Quyết định số 236/QĐ-TTg. Theo các chuyên gia về kinh tế, tài chính thì đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đề án thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao.

Sự phù hợp và kịp thời của các văn bản pháp lý có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Các văn bản pháp lý tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn về việc mở rộng phạm vi các chủ thể, các thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã thông thoáng hơn, không còn rườm rà phức tạp như trước đây. Luật hiện hành đã bỏ đi các điều kiện không cần thiết như có đủ năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài bởi vì hiện nay với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực đầu tư ra nước ngoài Chính phủ đã thực hiện bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.Việt Nam đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương làm cho mối quan hệ giữa các nhà nước, các doanh nghiệp ngày càng khăng khít. Hơn nữa đề án “Thúc đẩy đầu tư

của Việt Nam ra nước ngoài” trong đó xác định cả lĩnh vực ưu tiên cũng như giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài phát triển. Đặc biệt Thủ tướng còn lưu ý là phải cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản, thuận tiện và mở rộng các dự án đăng ký. Cũng theo dự án này, hằng năm sẽ tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư Việt Nam tại nước sở tại đồng thời hỗ trợ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển đầu tư của doanh nhân người Việt trên địa bàn nước sở tại.

Về quản lý của nhà nước: Các khâu trong cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ngày càng đơn giản, rõ ràng, tránh sự chồng chéo, nhanh chóng hơn…Còn công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra đã được đơn giản hóa được cải thiện đáng kể nhất là về thời gian thẩm tra và thời gian cấp phép. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú. Vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài ngày càng cần thiết cho doanh nghiệp. Việc đầu tư ra nước ngoài từ lâu đã trở thành một xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp Việt Nam, đã từng có doanh nghiệp xem đây như một chiến lược phát triển trọng tâm của mình. Làm cho thị trường này ngày càng sôi động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm tới hình thức đầu tư đầy mới mẻ đang phát huy được nhiều hiệu quả, thế mạnh của nó trong quá trình hội nhập đời sống kinh tế quốc tế. Với sự mạnh về tài chính, sự nắm bắt thị trường và thêm một chút mạo hiểm thì các dự án đầu tư đã chuyển quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất điện năng…). Ta có một sự so sánh để thấy được sự chênh lệch của đầu tư ra nước ngoài với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Lấy ví dụ trong 2006 thì tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký của các doanh nghiệp trong nước đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD còn đầu tư vào Việt Nam là khoảng trên 83 tỉ USD 70

. Nhưng điều đó đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, trình độ công nghệ - kỹ thuật và kinh nghiệm

70

Phạm Đình Đại, Pháp luật đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học Cần Thơ, 2008, trang 50

quản lý, đầu tư. Về mặt khách quan thì các điều kiện ở các nước tiếp nhận đầu tư cũng là một yếu tố để các doanh nghiệp quyết định có đầu tư không.

Về phía các doanh nghiệp: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng mạnh về tài chính, năng động trong việc nắm bắt tìm hiều các thị trường đồng thời các kinh nghiệm về nghệ thuật kinh doanh cũng như quản lý được nâng lên rõ rệt.

b) Điều kiện ở các nước tiếp nhận

Chính phủ ở các nước đều ban hành các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư. Ví dụ như thủ tục đầu tư ở Liên Bang Nga rất đơn giản. Hay Chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào như là theo Đô trưởng Sinlavong cho biết chính quyền thành phố Viêng Chăn đã lựa chọn 10 dự án (trong số 160 dự án thu hút đầu tư) để dành cho các nhà đầu tư Việt Nam. Cũng theo Đô trưởng cho biết Lào cũng sẽ xem xét để nâng mức lao động đến từ nước ngoài trong các dự án đầu tư tại Lào lên mức tối đa là 15% so với mức 10% như hiện nay theo kiến nghị của các nhà đầu tư Việt Nam.71

Điều kiện của các nước này đang cần các nhà đầu tư mà các dự án đó các doanh nghiệp của ta lại có thể đáp ứng được. Ví dụ Lào có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm dò - khai thác - chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản...

Đặc biệt mối quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, Liên Bang Nga, Campuchia…) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía. Công cụ pháp lý của một số nước đã ổn định nên tạo nên sự yên tâm đối với các nhà đầu tư.

71

Tin 247.com, Đầu tư tại Lào: Cấp phép trong 5 đến 15 ngày, Đại Dương,

http://www.tin247.com/dau_tu_tai_lao_cap_phep_trong_vong_tu_5_15_ngay-3-134183.html, [truy cập ngày 24/3/2010]

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)