Khuyết điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26)

Bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều điều bất lợi như cán cân thanh toán bị giảm, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, tài sản bất hợp pháp được chuyển ra nước ngoài để đầu tư.

Cán cân thanh toán bị giảm

Nhận thức được lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài và hoạt động này ngày càng trở nên sôi nổi hơn. Nếu nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng sẽ ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế khi mà các doanh nghiệp đi đầu tư chuyển vốn một cách ồ ạt thì cán cân thanh toán của quốc gia sẽ bị giảm 20

.  Chảy máu chất xám

Khi chúng ta đi đầu tư ở nước ngoài thì bên cạnh mang vốn, máy móc…thì chúng ta còn mang theo nguồn nhân lực, đội ngũ quản lý và cả khoa học công nghệ. Vì vậy có thể để mất bản quyền trong chuyển giao công nghệ hay mất vị thế độc quyền về công nghệ do nước đầu tư chuyển giao cho nước tiếp nhận. Khi đó tạo thêm đối thủ cạnh tranh khi công nghệ bị phát tán, đặc biệt bên được chuyển giao công nghệ lại chuyển sang cho nước thứ 3. Ví dụ như hàng lọat công ty của Nhật không thể bán sản phẩm trên thị trường nội địa các sản phẩm mang nhãn hiệu Sony, Honda do các sản phẩm này được sản xuất tại Thái Lan, Việt Nam với giá rẻ hơn là sản xuất tại Nhật 21

. Cũng có thể các chuyên gia giỏi của nước đầu tư sẽ ở lại nước nhận đầu tư.

20

Phạm Đình Đại, Pháp luật đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học Cần Thơ, 2008, trang 16

21

Phạm Đình Đại, Pháp luật đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học Cần Thơ, 2008, trang 16

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, có xuất phát điểm thấp nên các doanh nghiệp Việt Nam gần đây mới mạnh dạn tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Mặc dù là một lĩnh vực đầu tư mới nhưng trong một thời gian ngắn đã thu lại được những kết quả khả quan. Bên cạnh vai trò không thể phủ nhận của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới thì đối với Việt Nam thì nó còn có một ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn này. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam khai thác lợi thế so sánh, mở rộng thị trường…và nó sẽ là cánh cửa mở ra con đường giao lưu phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ

Khi tiến hành hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải hoạt động trong một không gian, thời gian và địa điểm cụ thể mà ở đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của họ. Chính các yếu tố này cấu thành nên môi trường đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài công cuộc đầu tư của họ không chỉ bị ảnh hưởng của môi trường đầu tư nước chủ nhà, mà còn bị tác động lớn từ các yếu tố môi trường đầu tư nước họ và môi trường quốc tế.

Vậy môi trường đầu tư có thể hiểu là tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư 22

.

Nó bao gồm tổng hợp các yếu tố về tình hình chính trị, chính sách - pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm về văn hóa-xã hội (yếu tố kéo) ở nước nhận đầu tư; các yếu tố thay đổi chính sách vĩ mô, hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ, tiềm lực khoa học- công nghệ…(yếu tố đẩy) ở nước đầu tư; các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế như xu hướng đối thoại khu vực và thế giới, tốc độ toàn cầu hóa…(môi trường dung môi).

Có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

22

Hình 1: Sơ đồ môi trƣờng đầu tƣ 23

Chú thích:

Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài

Dòng lợi nhuận đầu tư chuyển về nước

Chính các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. Trong giới hạn đề tài này đứng dưới góc độ của các doanh nghiệp đi đầu tư. Nên khi có ý định đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư phải nghiên cứu kĩ các yếu tố này để lựa chọn một quốc gia, một lĩnh vực đầu tư tốt nhằm tăng khả năng sinh lợi và giảm mức độ rủi ro.

1.5.1. Tình hình chính trị

Có thể nói, ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Yếu tố này càng đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bởi ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của Chính phủ đối với nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư (không bị quốc hữu hóa tài sản), các chính sách khuyến khích đầu tư (không bị thay đổi theo tình hình) và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư (không thay đổi thường xuyên). Trong khi nguyên tắc hàng đầu của nhà đầu tư (dù trong nước hay ngoài nước) là an toàn vốn. Nên những thay đổi như thế sẽ tăng rủi cho nhà đầu tư. Ví dụ có thể Chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản của người nước ngoài, nhưng sau đó bị đảo chính, Chính phủ mới chưa chắc đã đảm bảo những cam kết

23

Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, trang 71, 72

Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư (yếu tố đẩy) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường kinh doanh ở nước nhận đầu tư (yếu

tố kéo) Môi trường quốc tế (dung môi)

này hoặc đưa ra những sửa đổi làm đe dọa an toàn sở hữu tài sản của các nhà đầu tư.

1.5.2. Chính sách - pháp luật

Vì quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều hoạt động của tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong một thời gian dài ở nơi xa lạ nên các chủ thể đầu tư rất cần một môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực; các chính sách nhất quán, không mâu thuẫn.

Các khó khăn thường gặp nhất cho các nhà đầu tư là thủ tục hành chính: việc đi lại, xin giấy phép, giải quyết các khiếu kiện…Một nước mà có quá nhiều quy định như vậy sẽ làm chậm hoặc mất cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là các quy định về chính sách của nước nhận đầu tư không thống nhất khiến các nhà đầu tư không biết theo chính sách hay quy định nào là đúng. Tình trạng này dễ đẩy họ vào tình trạng vi phạm pháp luật của nước chủ nhà. Hay như về tính hiệu lực của pháp luật ở nước nhận đầu tư cũng là mối quan tâm lớn của chủ thể đầu tư nước ngoài. Bởi làm ăn xa với khối tài sản lớn nên họ phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để đảm bảo quyền lợi cho mình. Vì nếu pháp luật không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của họ bị đe dọa 24

.

1.5.3. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách địa điểm, khí hậu, tài nguyên, dân số…Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả đầu tư.

Các nhà đầu tư phải tiến hành các hoạt động chuyên chở giữa các địa điểm sản xuất và tiêu thụ. Nên vị trí thuận lợi không cách trở sẽ làm giảm chi phí, giảm giá thành và giảm rủi ro.

Yếu tố khí hậu của nước đó cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bởi không ai lại đi lập dự án đầu tư trồng Cao su, Cà phê tại các nước như Iran, Irac. Bởi cao su, cà phê thì nó chỉ phù hợp với những nước có khí hậu gió mùa ví dụ như Lào, Campuchia. Mặt khác thì nguồn tài nguyên và dân số của nước nhận đầu tư cũng cần quan tâm. Một nhà đầu tư sẽ thích những địa điểm đầu tư giàu khoáng sản, nguyên nhiên liệu tại chỗ để phục vụ sản xuất. Còn quy mô dân số đông không chỉ cung cấp lợi thế về lao động mà còn là thị trường tiêu thụ lớn. Nên những nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Trung Quốc…đang là điểm đến hấp dẫn.

24

1.5.4. Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư.

Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của nền kinh tế, các thủ tục hành chính và nạn tham nhũng. Bởi các nước có trình độ quản lý kém dễ dẫn đến tình trạng lạm phát, dễ đẩy nền kinh tế đất nước vào tình trạng khủng hoảng. Cái này sẽ làm nhà đầu tư thua lỗ. Cơ sở hạ tầng tốt như: đường giao thông, bến cảng…cũng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án.

1.5.5. Đặc điểm văn hóa – xã hội

Đặc điểm văn hóa – xã hội cũng có những ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, giáo dục… Có thể nói một trong những khó khăn nhất của nhà đầu tư ra nước ngoài là sự bất đồng ngôn ngữ. Sự khác nhau này không chỉ làm phát sinh thêm chi phí (phải học ngoại ngữ hoặc thuê phiên dịch…) mà có thể gây ra những hiểu lầm trong kinh doanh và khó khăn trong sinh hoạt cho nhà đầu tư.

Tôn giáo là một thành tố quan trong trong nền văn hóa của các dân tộc. Mỗi tôn giáo có cái nhìn, quan niệm khác nhau về giá trị đạo đức, cá nhân. Ví dụ Đạo hồi nghiêm cấm uống rượu thì bạn sẽ không nghĩ tới việc sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất rượu ở các nước theo đạo Hồi. Hay như thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi nơi lại khác nhau. Nếu màu đen là biểu tượng tang tóc ở Châu Âu và Mỹ thì ở các nước phương Đông nó là màu trắng. Ví dụ một ngân hàng ở Anh sang Singapore đầu tư tiến hành thiết kế biểu tượng và lấy nền là màu xanh lá cây. Nhưng sau đó được tư vấn rằng màu xanh là màu tang tóc ở Singapore thì ngân hàng này đã phải đổi ngay 25

.

Tập quán làm việc ở các nước cũng là một vấn đề cần nghiên cứu bởi tập quán của các quốc gia rất khác nhau. Theo ông Nguyễn Văn Quá - giám đốc Công ty Dược và thiết bị Bình Định cho biết các doanh nghiệp muốn đầu tư sang Lào nên nghiên cứu kỹ tập quán. Trong khi cách làm việc công nghiệp là ca ba, thậm chí tăng ca đêm thì ở nhiều công ty Lào, cứ ba giờ chiều là công nhân ra về. Đã vậy, có nhiều nơi yêu cầu trả lương theo ngày, cứ đến chiều là người lao động xếp hàng lãnh tiền, không biết ý là không làm việc lâu dài được 26

.

25

Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, trang 81

26

Pháp Luật online, Đầu tư ra nước ngoài: Vướng…ngân hàng, Quỳnh Như,

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có rất nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư không hiểu được rõ ràng như tại chính quốc mình. Vì vậy khi muốn đầu tư vào một quốc gia nào đó thì cần phải tỉnh táo xem xét các yếu tố về môi trường đầu tư để đảm bảo công cuộc đầu tư thành công. Môi trường đầu tư thuận lợi, cơ hội đầu tư chín muồi cộng với bản lĩnh của nhà đầu tư sẽ thu về được kết quả khả quan.

1.6. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây khi nền kinh tế thế giới còn phát triển một cách chậm chạp, các nước tư bản lớn gần như thâu tóm hết các hoạt động kinh tế quan trọng. Dường như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ dành riêng cho doanh nghiệp các nước phát triển như: EU, Mỹ, Nhật Bản…do lợi thế về vốn và năng lực cạnh tranh…Nhưng những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển cũng tăng lên một cách đáng kể và nhanh chóng, đại diện như: Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Singapore…Vậy những kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Singapore là một điều chúng ta cần nghiên cứu.

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 27

Trung Quốc - quốc gia láng giềng với Việt Nam – trong thời gian qua đã có bước phát triển thần kỳ về nền kinh tế quốc dân nói chung và trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng. Trung Quốc không chỉ là một thị trường lớn thu hút đầu tư nước ngoài mà còn đang nhanh chóng trở thành một nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tính từ năm 1979 đến 2002 Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền lớn 35tỷ USD vào 160 quốc gia trên khắp thế giới. Trong thời gian này Trung Quốc phê duyệt hơn 7000 dự án đầu tư ra nước ngoài trong đó phần lớn là các dự án thương mại, giao thông vận tải, thăm dò tài nguyên, du lịch và sản xuất chế tao. Trong những năm 1980 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là 400 triệu USD/năm. Đến 1990 con số này là 2,3 tỷ USD/năm. Theo UNCTAD, cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc thì tính đến hết 2002 Trung Quốc ít nhất đã đầu tư ra nước ngoài 35 tỷ USD. Theo một nghiên cứu mới đây của Liên Hiệp Quốc, động lực đằng sau những khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là sự tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thị trường và tìm kiếm những tài sản chiến lược bao gồm cả công nghệ và thương hiệu.

27

Pgs.Ts. Đinh Trọng Thịnh, Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Nxb Học viện Tài chính, 2006, Tr 86,87

Việc mở cửa với bên ngoài được Trung Quốc xác định “quốc sách cơ bản lâu dài” nên nước này chủ trương nâng cao mức độ mở cửa ra bên ngoài. Để giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thành công, Chính phủ Trung Quốc đã và đang điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, tín dụng; dành cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các khoản vay ưu đãi. Chỉ riêng ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc tính đến tháng 8 năm 2002 đã dành 280 tỷ nhân dân tệ để phục vụ kinh tế đối ngoại. Trung Quốc điều tiết vĩ mô, giữ cho kinh tế trong nước ổn định, lành mạnh cũng hỗ trợ quan trọng các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc đang áp dụng phương thức liên doanh hoặc mua lại những đối tác nước ngoài sẵn sang chuyển giao kỹ thuật, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Trung Quốc đã đàm phán và ký kết hơn 100 hiệp định thương mại và đầu tư song phương hoặc đa phương. Trong giai đoạn hiện nay mở rộng đầu tư ra nước ngoài là giải pháp tối ưu của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng mặc dầu có dư tiền vốn, có cơ hội đầu tư trong nước nhưng nếu quá đầu tư trong nước sẽ làm cho nền kinh tế quá nóng, gây sức ép cho đồng nhân dân tệ và làm mất ưu thế cạnh tranh của thị trường. Vì vậy tăng cường đầu tư ra nước ngoài, và chú trọng khâu sản xuất nguyên liệu để đưa về nước là một hướng đi

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26)