Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA NƯỚC TẠI THỊ TRẤN EA PỐK, HUYỆN CƯ MGAR, TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 45 - 47)

Qua quá trình điều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn thị trấn đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện như sau:

a. Đối với giống lúa

Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống Nhị ưu 838, TH3-3…có năng suất trung bình đạt 690kg/sào vì vậy địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương như giống lúa: OM 2514 với khả năng thụ phấn rất nhanh, tránh được những rủi ro do thời tiết bất thuận trong vụ hè thu và thích nghi cả hai vụ đông xuân và hè thu: hay giống lúa OM 2718, chống chịu điều kiện bất thuận khá, thích nghi ở các vùng canh tác còn nhiều khó khăn và có hể canh tác cả hai vụ ĐX và HT…

Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu sẽ làm cho cây trồng phát triển lên nhưng bón với liều lượng quá nhiều sẽ gây lãng phí về tiền bạc, và công sức. Trong khi đó năng suất không tăng lên mà còn giảm xuống. Vì vậy, nông dân phải bón phân bón theo nguyên tắc 4 đúng, ba giảm ba tăng kết hợp với bảng so màu lá lúa theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật để làm giảm tối đa chi phí sản xuất.

c. Bảo vệ thực vật

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp “IPM” (Intergrated Pest Managerment) để quản lý các loại dịch hại chủ yếu như: Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính khác: Bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi…

Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:

• Biện pháp canh tác kỹ thuật • Biện pháp sử dụng giống

• Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học • Biện pháp điều Hòa

• Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý

Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là:

• Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao.

• Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống. • Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời

d. Bố trí thời vụ

Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Thị trấn cần phối hợp và chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất.

Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng.

Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy 85- 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng làm thất thoát trong quá trình thu hoạch.

Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp hoặc máy gặt dải hàng để cắt lúa, tuy nhiên do hạn chế về cơ giới hóa và khó áp dụng trên một số ruộng lúa của Phường, hiện nay đa phần bà con thường cắt lúa bằng tay do vậy sau khi cắt phải tiến hành gom ngay không nên phơi mớ trên ruộng và phải tiến hành suốt ngay không nên ủ đống đợi vài ngày sau mới suốt vì làm như vậy sẽ tạo ẩm độ trong hạt tăng cao, gạo dễ bị bể gẫy, vỏ trấu dễ bị nhiễm bệnh, hạt lúa dễ bị mất màu sáng dẫn đến mất giá khi bán.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA NƯỚC TẠI THỊ TRẤN EA PỐK, HUYỆN CƯ MGAR, TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 45 - 47)