huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk
a. Về cơ cấu mùa vụ:
Sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng lúa nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu thời tiết. Qua thực tế điều tra cho thấy có sự chênh lệch về năng suất giữa hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu chủ yếu là do khí hậu, thời tiết ở vụ Hè Thu không thuận lợi như ở vụ Đông Xuân, Thị trấn Ea Pốk có mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng ba năm sau, số ngày mưa trung bình năm là 125 ngày. Vì vậy, khí hậu khá thuận lợi cho trồng “lúa nước”.
b. Về kỹ thuật:
Đa phần các hộ nông dân có trình độ học vấn còn thấp chiếm 58% hộ học hết cấp 1 đa phần là người đồng bào tiểu số, khả năng tiếp thu tiến bộ KHKT còn hạn chế, muốn bảo vệ hình thức canh tác truyền thống của gia đình, và do đặc điểm của đất không phù hợp. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hộ chưa mạnh dạn để áp dụng KHKT vào sản xuất.
Các hộ canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm bản thân là chính. Có nhiều tầng lớp tập huấn áp dụng tiến bộ vào canh tác lúa nhưng mức độ áp dụng vẫn còn ít.
Lực lượng cán bộ còn mỏng, điều kiện giao thông những vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đôi lúc chưa chặt chẽ trong điều kiện thị trấn chưa có tổ chức kinh tế- kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nên quá trình bám sát đồng ruộng, tư vấn, hỗ trợ cho nông dân còn bị động, vẫn còn một bộ phận nông dân không có điều kiện tiếp nhận trực tiếp những quy trình sản xuất, thành tựu mới của khoa học.
c. Về thị trường:
Thị trấn Ea Pốk nằm dọc trên trục đường tỉnh lộ 8, cách trung tâm huyện CưM’gar 05 Km về hướng Bắc, cách thành phố Buôn Ma thuột 12km về hướng Nam có hệ thống giao thông liên xã thuận lợi đã tạo điều kiện cho các nông hộ trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ ở thị trấn phát triển chưa mạnh, đầu ra của sản phẩm chủ yếu là bán cho thương lái.
Thị trường cung ứng dịch vụ và vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp do tư nhân kiểm soát, chưa có sự hợp tác, liên kết hổ trợ nông dân, Giá vật tư, phân bón có sự dao động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông hộ đầu tư sản xuất.
d. Về vốn:
Cùng với chính sách của nhà nước là cho nông dân vay vốn và được sự quan tâm của tỉnh, đã có 1.029 hộ trên 26 tổ vay vốn với tổng dư nợ là 15,636 tỷ đồng, các hộ nông dân ở địa bàn thị trần dần dần được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thời gian vay chưa phù hợp với mục đích vay và khi vay phải có thế chấp, điều này gây khó khăn cho nông dân.
3.2.4. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất, phát triển cây lúa của nông hộ
Những điểm mạnh: S1: Cây lúa dễ trồng,
S2: Hiểu rỏ đặc điểm sinh học của cây lúa, hàng năm do có mưa về nên đã cung cấp cho đồng ruộng một lượng nước đáng kể giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt.
S3: Có khả năng tìm tự tòi, học hỏi kinh ngiệm. Đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm lâu năm trong việc canh tác lúa và chịu khó tìm hiểu học hỏi tiếp cận và áp dụng KHKT vào trong sản xuất. Nguyên nhân trên được giải thích như sau: do trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá thấp, cho nên việc tiếp thu kiến thức, thông tin mới thuận lợi hơn. Mặt khác, để làm kinh tế sản xuất lúa đạt hiệu quả cao người dân luôn chủ động tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm, kinh nghiệm tự đúc kết qua quá trình sản xuất...
S4: Có điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho việc sản xuất lúa và điều kiện giao thông thủy lợi thuận lợi cho việc cung cấp vật tư, sản phẩm thu hoạch của nông hộ. Do có nhiều chương trình đầu tư cải tạo hê thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhà nước và địa phương cùng với đặc điểm là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Những điểm yếu:
W1: Không quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm. Bởi vì một mặt, họ không có điều kiện tham gia, mặt khác tâm lý người dân nghĩ đây chỉ là lý thuyết, thực tiễn mới là quan trọng.
W2: Sản xuất mang tính tự phát, theo phong trào. Điều này làm cho sản xuất manh mún, nhỏ lẽ, khó kiểm soát.
W3: Còn bảo thủ trong việc truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Những cơ hội:
O1: Chính vì có những giá trị kinh tế rất cao nên cây lúa được nhà nước nói chung và cơ quan chính quyền tại địa phương nói riêng rất quan tâm trong công tác khuyến nông BVTV và chuyển giao kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất lúa,
giúp bà con nông dân sản xuất lúa ngày càng đạt hiệu quả cao hơn như: giống mới, máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp.
O2: Khoa học và công nghệ phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và ứng dụng trên các lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, cơ giới hóa... vào phát triển kinh tế địa phương.
O3: Được tất cả mọi người đều biết đến và không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mọi gia đình. Qua điều tra tình hình phân phối sản phẩm của thương lái, chủ vựa thì sản phẩm của cây lúa đã xuất khẩu đi nhiều nước.
O4: Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các sản phẩm của cây lúa. Nhu cầu về lương thực thế giới tăng mạnh cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện.
Những thách thức, đe dọa:
T1: Bị thương lái ép giá. Do giá cả thường do thương lái chủ động đưa ra, sau khi thỏa thuận, nông dân phải bán lúa ngay để trả tiền cho các ngân hàng, thuốc trừ sâu, phân bón và chi phí sinh hoạt nên không dựa lại được, vì vậy nông dân luôn bị động trước vấn đề giá cả.
T2: Chi phí đầu vào tăng cao như phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu xăng dầu.
T3: Tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chưa có sự hổ trợ hiệu quả từ chính
Bảng 3.16: Phân tích ma trận SWOT đối với quá trình sản xuất, phát triển cây lúa của nông hộ
Cơ hội (O) Đe dọa (T)
- O1: Có hợp tác xã, được
sự hổ trợ của chính quyền địa phương và Nhà nước.
- O2: Có nhiều đề tài về
cây lúa đã và đang nghiên cứu
- O3: Được tất cả mọi
người biết đến và không thế thiếu trong bữa ăn hang ngay.
- O4: Hội nhập kinh tế, có
thị trường rộng lớn
- T1: Bị thương lái ép giá - T2: Chi phí đầu vào
tăng cao.
- T3: Tự tìm kiếm thị
trường tiêu thụ.
- T4: Thay đổi của thời
tiết
Điểm mạnh (S) Kết hợp S + O Kết hợp S +T
- S1: Cây lúadễ trồng - S2: Hiểu rỏ đặc điểm sinh học của cây lúa
- S3: Có khả năng tự tìm tòi học hỏi
- S4: Linh hoạt trong khâu vận chuyển bằng trong sản xuất cũng như tiêu thụ
S1, S2, S3 + O2: Phối hợp với các nhà khoa học có nhiều đề tài mới nhằm năng cao hiệu quả kinh tế cây lúa
S3, S4 + O1: Tham gia đẩy mạnh việc tiêu thụ trao đổi kinh nghiệm. S4 + O3: Kết hợp khả thị trường tốt để đầu ra cho
- S1, S2, S3 + T2, T4: Tăng cường tìm tòi, học hỏi nhằm giảm rủi ro thời tiết, giảm chi phí.
- S4 +T1: Liên kết với Các nông dân khác để thương lái không có cơ hội ép giá
- S4 + T3: Giữ mối quen, tìm kiếm them mối mới
Điểm yếu (W) Kết hợp W +O Kết hợp W + T - W1: Không quan tâm
đến việc tham gia tập huấn
- W2: Sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẽ
- W3: Bảo thủ khi trao đổi kinh nghiệm
- W1, W2, W3 + O3: Tích cực học hỏi cán bộ, tham gia tập huấn để năng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, trao đổi kinh nghiệm
- W3 + T3: Rộng rãi trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham khảo thôngn tin trên thị trường, để tránh thương lái bị ép giá, tìm đầu ra, các rủi ro khi sản xuất.