3.1. Cơ sở để đánh giá:
Dựa trên hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân:
− Tiêu chuẩn về sức khỏe: Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể theo đuổi 1 sự nghiệp chứa đựng nhiều thử thách cam go và cạnh tranh gay gắt. Sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần là những yếu tố cơ bản đem đến thành công. Khi có 1 thể trạng tốt, tinh thần minh mẫn thì doanh nhân đã có 1 kho báu vô cùng quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Do vậy, doanh nhân không nên theo đuổi 1 tài sản bên ngoài mà phải coi trọng và tăng cường tài sản lớn nhất của mình lá sức khỏe.
− Tiêu chuẩn đạo đức: Là 1 con người trong xã hội và trước hết là con người làm kinh doanh, có học thức và phụng sự 1 sự nghiệp kinh doanh liên quan đến an nguy của 1 tổ chức và nhiều nhười khác
+ Tính trung thực: Tôn trọng lẽ phải và chân lý trong cách cư xử của con người, là cơ sở đảm bảo cho mối quan xã hội tốt đẹp
+ Tính nguyên tắc: Đây là sự đinh hướng vào những nguyên tắc cơ bản của con người.
+ Tính khiêm tốn: Luôn biết đặt mình vào đúng vị trí của cá nhân trong tập thể và xã hội.
+ Lòng dũng cảm: Dám đương đầu với thử thách gian nan, dám đối đầu với nguy hiểm để vươn tới cái thiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tạp thể và bản thân. Chữ “dũng” ở đây còn có nghĩa là dám nhận trách nhiệm về những sai lầm của bản thân và dám đấu tranh với những sai trai đó.
− Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực: + Chức năng hoạch định;
+ Chức năng lập kế hoạch; + Chức năng tổ chức; + Chức năng ra quyết định; + Chức năng điều hành; + Chức năng kiểm tra.
− Tiêu chuẩn về phong cách: Là tiêu chuẩn rất quan trọng, vì nó là cái riêng có của mỗi doanh nhân, không thể thay thế, không thể ủy quyền, không thể bỏ tiền ra mua.
− Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội: Đó là nghĩa vụ mà doanh nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực với xã hội.