Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán Về kế toán giá vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Công nghệ Thiên Hoàng (Trang 60 - 63)

PHIẾU CHI Ngày 01 tháng 01 năm

3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán Về kế toán giá vốn

Về kế toán giá vốn

Việc xác định giá vốn vô cùng quan trọng, xác định chính xác giá vốn giúp kế toán hạch toán chính xác lãi lỗ, lập báo cáo tài chính chính xác, giúp kình doanh bán hàng có hiệu quả không bị lỗ, lãi hợp lý thúc đẩy quá trình bán hàng và tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, giúp Ban Giám đốc biết được tình hình tài chính, tình hình kinh doanh tại Công ty từ đó đưa ra những quyết định và phương hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Chi phí thu mua hạch toán trên tài khoản 156- Hàng hóa, công ty nên theo dõi riêng trên tài khoản chi tiết

TK 1561: Giá mua hàng hóa.

TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa.

Cuối tháng phân bổ chính xác chi phí thu mua vào giá vốn cho hàng xuất bán.

Về chiết khấu thanh toán

Để thu hồi nợ nhanh, đúng và trước thời hạn, tránh tình trạng bị lạm dụng vốn, Công ty có tiền vốn để mở rộng sản xuất, sử dụng đầu tư các mặt hàng trọng điểm, Công ty có chính xác chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng trả

tiền trước thời hạn.

Khi chiết khấu thanh toán cho khách Công ty sử dụng tài khoản 635 : Chi phí tài chính

Kế toán ghi nhận: Nợ TK 635

Có TK 111,112,131

Về chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại

Công ty có cần đưa ra văn bản cụ thể quy định rõ ràng lô hàng lỗi như thế nào được nhập lại, được bảo hành, còn trong những trường hợp như thế nào thì không chấp nhận trả lại. Đồng thời quy định mua với số lượng tối thiểu bao nhiêu được hưởng chiết khấu thương mại.

Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Là trích lập dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán. Những khoản nợ chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán.

Căn cứ ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi :

+ Nợ phải thu đã quá hạn ghi trên hợp đồng kinh tế, kế ước vay nợ hoặc cam kết nợ.

+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật giam giữ bị chết.

Phương pháp lập dự phòng

Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp trong chế độ tài chính hiện hành, Công ty tính toán số dự phòng cần phải lập theo cách sau: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp vào loại khách hàng khó đòi, nghi ngờ. Công ty cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % khả năng mất.

Dự phòng phải

Tài khoản sử dụng TK 139 :

+ Bên nợ : Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi + Bên có : Số dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập

+ Dư có : Số dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ Quá trình hạch toán

Cuối năm kế toán, kế toán xác định dự phòng nợ phải thu khó đòi theo mẫu biểu sau :

Biểu số 3.1 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Tên khách hàng Tổng số nợ phải thu Số % nợ phải thu khó đòi ước tính Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Công ty A Công ty B Tổng cộng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Khi trích lập dự phòng kế toán ghi :

Nợ TK642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+Nếu số trích lập dự phòng năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phònhg trích lập năm trước kế toán ghi : Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi

+Nếu số trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng trích lập năm trước kế toán ghi : Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Khi các khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là thực sự không đòi được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ kế toán ghi :

Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã trích lập dự phòng) Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa trích lập dự phòng) Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

Khi hoàn nhập dự phòng

Nợ TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nợ TK 111,112 : tiền (nếu các khoản nợ xóa nợ sau đó lại thu hồi được) Có TK 711 : Thu nhập khác

Đồng thời ghi Có TK 004 : Nợ khó đòi đã được xử lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Công nghệ Thiên Hoàng (Trang 60 - 63)