tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu.
Hoạt động 3: Thực hành xây dựng cốt truyện - Cho HS thảo luận theo nhóm.
+ Nhóm kể chuyện theo chủ đề sự hiếu thảo, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau:
- Người mẹ ốm như thế nào?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
- Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào?
- Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
+ Nhóm kể chuyện theo chủ đề tính trung thực, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau:
- Người mẹ ốm như thế nào?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
- Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào?
- 1 HS đọc gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
- HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2
- HS thực hiện theo nhóm. - Ốm rất nặng
- Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm.
- Phải tìm một loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu; hoặc: phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân.
- Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói khát, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý; hoặc: quyết trèo lên đỉnh núi cao cho bằng được để mời bà tiên…
- Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp.
- Ốm rất nặng
- Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm.
- Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc.
- Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
- Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn. - Nhận xét
không có tiền mua thuốc cho mẹ chợt thấy một vật gì như chiếc tay nải ai làm rơi bên vệ đường. Người con mở tay nải ra thấy có nhiều tiền ở bên trong. Người con rất muốn lấy, ngay lúc đó, có một bà cụ đến xin lại, người con đắn đo và quyết định trả lại cho bà cụ.
- Bà cụ mỉm cười nói với người con: con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con nên vờ làm rớt chiếc tay nải. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. - Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
4. Củng cố và dặn dị
- Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện.
- Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được các nhân vật của truyện. Nhận xét ... ... TOÁN GIÂY, THẾ KỈ I. MỤC TIÊU Giúp HS :
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ .
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây - Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. KTBC: Bảng đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu về giây
- GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây
- GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút.
- Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây.
GV ghi 1 phút = 60 giây
- Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = … phút?
GV chốt lại + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây
GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên)
Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ
GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại
Cho HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ:
+ Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ)
+ GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1
- 1, 2 HS làm bài tập - HS lắng nghe - HS chỉ - HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát - 1 giờ = 60 phút - Vài HS nhắc lại
- HS hoạt động để nhận biết thêm về giây
- HS lắng nghe - Vài HS nhắc lại - HS quan sát
đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại)
+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại)
Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: Người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI)
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài.
Bài tập 2:
HS làm bài rồi chữa bài.
- Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ.
VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX
Bài tập 3:
HS làm đầy đủ yêu cầu của đề bài như bài tập 2. - HS nhắc lại - Thế kỉ thứ XX - Thế kỉ thứ XXI - HS làm bài - HS làm bài - HS làm bài và sửa 4. Củng cố và dặn dị - 1 giờ = … phút? - 1 phút = …giây?
- Tính tuổi của em hiện nay?
- Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? - Làm bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Nhận xét ... ... HÁT BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU
HS hát đúng và thuộc bài Bạn ơi lắng nghe.
Biết bài này là dân ca của dân tộc Ba_Na(Tây Nguyên)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên
- Chép bài hát lên bảng phụ ; bản đồ Việt Nam; băng bài hát và nhạc cụ
2. Học sinh
- SGK, vở chép nhạc .