7. Bố cục của luận văn
1.2.4. Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Chính phủ,
Chính phủ, UBND tỉnh, sở ban ngành về xuất nhập khẩu
Môi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia nói chung và địa phương nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng [11]. Ở nước ta, sau đại hội Đảng lần thứ X thì Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất, nhập khẩu, và
đã chủ chương thành lập quỹ hỗ trợ xuất, nhập khẩu. Những điều này tạo rất nhiều điều kiện cho các ngành các doanh nghiệp khi tham gia vào việc xuất, nhập khẩu. Nhưng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng những chủ chương của Đảng và Nhà nước, cơ quan ban ngành địa phương vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhiều mặt hàng không cần phải xuất khẩu qua đầu mối những vẫn phải sử dụng hình thức này, vừa không phát huy được thế mạnh của các doanh nghiệp vừa không phù hợp với cam kết quốc tế mà nước ta đã ký trong tời gian qua. Nhiều mặt hàng cũng không đáng phải nhập khẩu nhưng vẫn phải nhập. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự làm chủ khi xuất khẩu. Hiện nay, các chính sách của nhà nước ta đưa ra về xuất khẩu như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu…
- Chính sách thuế quan: Công cụ chủ yếu của chính sách này là thuế xuất khẩu, nó được dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý các hoạt động xuất khẩu [2]. Thuế này được đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu. Những mặt hàng của Việt Nam khi xâm nhập vào một thị trường nước ngoài phải chịu một mức thuế nhập khẩu nhất định của nước sở tại. Nhưng hiện nay nhà nước đã quy định một số mặt hàng khi xuất khẩu không phải chịu thuế trong đó có mặt hàng là thế mạnh của địa phương và điều này tạo điều kiện rất lớn cho các ngành, doanh nghiệp khi tham gia vào việc xuất khẩu.
- Chính sách hạn ngạch xuất khẩu: Công cụ này được hiểu là quy định của nhà nước về hạn chế xuất khẩu về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó hoặc một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm) [2]. Như vậy, rõ ràng nếu doanh nghiệp xuất khẩu một hay nhiều sản phẩm nằm trong chế độ quản lý hạn ngạch thì tất yếu hạn ngạch được cấp nhiều hay ít sẽ kéo theo quy mô kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp tăng
hay giảm. Và nếu chúng ta nhìn vào các ngành xuất khẩu thì việc hạn ngạch này hầu như không áp dụng đối với một số mặt hàng xuất khẩu.
- Giấy phép xuất khẩu: Một số mặt hàng nhà nước quy định trước khi xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu, việc này chỉ áp dụng đối với những mặt hàng mà nhà nước quy định, và những mặt hàng này nhà nước không khuyến khích xuất khẩu, hay liên quan đến việc an ninh quốc phòng của một đất nước [2]. Còn đối với việc xuất khẩu một số sản phẩm thì chúng ta không phải xin giấy phép xuất khẩu, một số mặt hàng nằm trong những mặt hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Việc này tạo điều kiện rất lớn cho thúc đẩy xuất khẩu của một số ngành và hiện nay ở Nghệ An việc xuất khẩu thường do các doanh nghiệp đảm nhận.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đối với nhiều nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế [2]. Chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có tác dụng tích cực đối với phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nếu có những biện pháp khuyến khích về tài chính (miễn giảm thuế, thưởng xuất khẩu,…). Những ưu đãi về thủ tục đối với doanh nghiệp sẽ có đóng góp tích cực vào xuất khẩu.
- Chính sách tài chính, tiền tệ: Chính sách này mà thông thoáng thì việc vay tiền hỗ trợ sản xuất sẽ trở nên dễ dàng và ngược lại nếu hệ thống tài chính quá phức tạp thì việc vay vốn của các công ty rất khó khăn, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất, nhập khẩu hàng hóa [6]. Nếu người dân, doanh nghiệp được ngân hàng cho vay vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp và sản xuất thì đó là một điều đáng mừng vì hầu hết các người dân chỉ trông chờ vào sự hỡ trợ của nhà nước. Nhưng thực tế hiện nay khâu nay vẫn có nhiều vấn đề nảy sinh và chưa đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp vì thủ tục vay vốn quá rườm rà và phức tạp. Trên thực tế chúng ta đã thành lập quỹ
hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu nhưng tác dụng của quỹ này chưa cao đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân.
- Chính sách tỷ giá, chính sách tài khóa: Xuất khẩu ròng phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế. Khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên, hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn một cách tương đối so với hàng ngoại và xuất khẩu ròng giảm xuống. Khi tỷ giá hối đoái thực tế giảm, hàng hóa trong nước rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại, làm cho xuất khẩu ròng tăng lên. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi tỷ giá có biến động theo chiều hướng xấu đi, rất nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh với phần lớn lãi gộp thu được bị giảm khi hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá. Đ ặc biệt là các doanh nghiệp có những khoản vay ngoại tệ lớn và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, tức là thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, sẽ làm tiết kiệm quốc dân giảm xuống, điều này làm giảm luồng vốn ra nước ngoài ròng, làm giảm cung nội tệ và làm cho đồng nội tệ lên giá, gây ảnh hưởng tới xuất, nhập khẩu của quốc gia và địa phương.
1.2.5. Đội ngũ lao động tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến xuất, nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc... và nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến... Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động khác, ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện
bởi bầu không khí trong các đơn vị, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của người lao động lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các đơn vị một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
1.2.6. Các yếu tố văn hóa - xã hội
Các yếu tố văn hóa - xã hội như: phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu, lối sống,… ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu và cả cơ cấu hàng hóa nhập khẩu [15]. Bất kỳ mặt hàng nào khi muốn thâm nhập thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu những yếu tố này bởi chúng có tác động sâu sắc và ảnh hưởng rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nền văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thoả mãn và cách thức thoả mãn của con người trong cộng đồng đó. Các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau, do đó để thành công trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ văn hóa - xã hội của từng nước. Qua đó sẽ phân đoạn thị trường, chọn ra những đoạn thị trường phù hợp và đưa vào đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao. Đối với sản phẩm xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng là nhân tố quyết định có xuất khẩu, nhập khẩu hay không bởi vì không thể xuất khẩu các sản phẩm sang nước mà họ không có thói quen và thị hiếu cũng như không thể nhập khẩu nếu không có nhu cầu trong địa phương. Tuỳ theo thu nhập, tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng các nước mà nhà sản xuất xác định sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu cho hợp lý. Có thể họ mua các sản phẩm là để tiêu dùng cũng có thể là
để chế biến thành các sản phẩm khác… đó chính là vấn đề cần quan tâm khi xuất, nhập khẩu hàng hóa.
1.3. Kinh nghiệm hoạt động xuất nhập khẩu một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Nghệ An
Qua nghiên cứu chi tiết hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói chung, và hoạt động xuất, nhập khẩu nói riêng của các địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, và tham khảo các báo cáo hoạt động xuất, nhập khẩu của Bộ Công Thương, Cục Hải Quan...) cần rút ra những bài học kinh nghiệm với phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu ở tỉnh Nghệ An như sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu nhanh nhưng vẫn cần bền vững [5].
Sự phát triển về số lượng và các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp không những xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ mà còn khởi nguồn từ sự quan tâm của Đảng và chính phủ đối với hoạt động này.
Cần nhận thức đủ và đúng vị trí vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu về phạm vi, nội dung, qui mô, mô hình tổ chức và mức độ tổ chức... cho các hoạt động xuất, nhập khẩu, vì đây là yếu tố quyết định, tạo ra các động lực cho hoạt động và nâng cao hiệu quả ở các cấp thấp hơn cho toàn bộ hệ thống trên địa bàn địa phương.
Thứ hai, tăng cường các mối liên kết giữa các địa phương, tổ chức, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau.
Năm 2014, hiệp hội xuất, nhập khẩu Bình Dương đã quy tụ được gần 200 doanh nghiệp tham gia. Nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, có hệ
thống cho lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của các doanh nghiệp về những chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước, thời gian qua, hiệp hội đã chủ động xây dựng các chương trình đào tạo đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kịp thời cập nhật, triển khai trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2014, hiệp hội đã phối hợp với Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Việt Ích, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Bình Dương tổ chức thành công các chương trình như: Hướng dẫn thực hành trực tiếp đăng ký, cài đặt, khai báo hải quan theo hệ thống Vnaccs/Vcis và phần mềm hợp chuẩn tiện ích mở rộng; tìm hiểu về lộ trình cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và hướng dẫn tra cứu thuế tại thị trường nhập khẩu, đây chìa khóa thành công của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu [25]. Đặc biệt, chương trình tuyên truyền pháp luật, giải đáp vướng mắc về thủ tục hải quan giữa hiệp hội xuất, nhập khẩu Bình Dương và Cục Hải quan Bình Dương. Ngày càng được đông đảo hội viên quan tâm và đánh giá cao biện pháp này. Qua chương trình này, các doanh nghiệp được phổ biến, cung cấp thông tin, tư vấn trả lời những vướng mắc, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong quá tŕnh khai báo, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu; đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hải quan. Cũng từ chương trình này, hiệp hội thường xuyên có bản tin gửi cho doanh nghiệp hàng tuần, đến nay đã có 1.344 tin đến doanh nghiệp với nội dung thiết thực, hữu ích.
Đứng trước thực trạng sự phát triển nhanh, mạnh về số lượng các đơn vị tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu, đặc biệt ở các đô thị lớn cho thấy sự phát triển của qui mô hoạt động này, mặt khác chứng tỏ mối liên kết giữa các đơn vị tham gia là một khâu tất yếu. Điểm đáng lưu ý là mối liên kết này
không thể cứng nhắc theo thứ bậc hành chính mà phải là một hệ thống mở, tự nguyện, theo một chiến lược, kế hoạch hành động chung, và có sự phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể giữa các tổ chức, đơn vị nhà nước, tỉnh, doanh nghiệp chuyên môn hóa và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thứ ba, ưu tiên cho các hoạt động xuất khẩu nhưng phải dành sự quan tâm thích hợp cho hoạt động nhập khẩu cũng như thị trường nội địa địa phương.
Chú trọng đến qui mô hợp lý, đầu tư cho xuất khẩu nhằm phát huy các thế mạnh của tỉnh dành cho xuất khẩu, nhưng cũng phải dành một tỷ lệ cho xuất khẩu dựa trên thị trường nội địa, cân đối với nhập khẩu, lúc này thị trường nội địa và nhập khẩu của địa phương lại là động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Thứ tư, đầu tư và tự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, đặc biệt chú trọng thúc đẩy những đóng góp của doanh nghiệp FDI.
Cơ sở vật chất kỹ thuật mỗi địa phương là nền tảng phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu, ngay ở các tỉnh thành lớn mạnh về xuất, nhập khẩu như Bình Dương, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... cũng còn tồn tại nhiều bất cập, những nơi có qui mô hoạt động xuất, nhập khẩu vào loại lớn của cả nước vẫn còn thiếu và yếu. Đòi hỏi bổ sung, cần phải có nhiều công cụ và phương thức khác nhau để triển khai hữu hiệu và đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Ở một số địa phương khác, có nhiều doanh nghiệp FDI lớn đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương, tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI bình quân hơn 30%/năm đã góp phần giảm
bớt sự căng thẳng về cán cân thương mại chung của Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt là sản phẩm công nghệ cao, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Ở tỉnh Bắc Ninh, riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI, tuy mới đóng chân trên địa bàn nhưng nhờ đầu tư mạnh mẽ công nghệ hiện đại, bên cạnh đó sản xuất tiếp tục được duy trì với nhịp độ tăng trưởng cao nên xuất