7. Bố cục của luận văn
1.2.2. Năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ưu thế cạnh tranh của sản phẩm có thể là về chất lượng, mẫu mã, giá cả,… Muốn phát triển thị trường xuất khẩu thì sản phẩm phải có được những ưu thế cạnh tranh đó so với đối thủ của mình [8].
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là tổng hợp các yếu tố kể trên, bao gồm: công nghệ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên, trình độ quản lý, năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm. Như vậy, để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải phối hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh của mình. Đối với sản phẩm xuất khẩu thì chất lượng là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản… thực hiện đồng bộ những yêu cầu từ khâu sản xuất đến lưu thông tốt sẽ cho ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng xuất khẩu cao.
Hàng hóa sản xuất ra với mục đích xuất khẩu, việc sản xuất ra hàng hóa đó nếu được bố trí gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc gần trục giao thông quan trọng như nhà ga, cảng biển các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển, đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, với ưu thế về khoảng cách địa lý với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp có thể thường xuyên xuống cơ sở sản xuất tạo lập mối quan hệ nhằm xây dựng chân hàng vững chắc phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu. Như vậy, để hoạt động xuất, nhập khẩu có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn vị trí tối ưu, phù hợp với điều kiện của mình. Trình độ phát triển kinh tế của địa phương cũng tác động rất lớn đến hoạt
động xuất, nhập khẩu, nhất là kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu và thu nhập của người dân.