TÍNH TOÁN KÍCH THƢỚC BÀN THÍ NGHIỆM VÀ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRÊN BÀN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án xây dựng bài thí nghiệm thực hành chỉnh lưu (Trang 39 - 42)

: Cực dƣơng của pin ; Cực âm của pin

TÍNH TOÁN KÍCH THƢỚC BÀN THÍ NGHIỆM VÀ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRÊN BÀN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

CÁC THIẾT BỊ TRÊN BÀN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

3.1. TÍNH TOÁN KÍCH THƢỚC BÀN THÍ NGHIỆM 3.1.1. Các yêu cầu chung 3.1.1. Các yêu cầu chung

Khi mua sắm, thiết kế bàn ghế và các thiết bị đồ dùng cần chú ý tới một số yêu cầu sau:

-Bàn ghế cần được thiết kế, mua sắm phù hợp với học sinh Việt Nam.

-Các bàn thực hành cần phải cách điện tốt, mặt bàn phải chắc khoẻ, chịu được va đập, kéo xước.

-Đảm bảo tính thẩm mĩ và tinh tế.

3.1.2. Tính toán kích thƣớc bàn thí nghiệm trong phòng thực hành – thí nghiệm.

3.1.2.1. Bàn giáo viên

Bàn giáo viên kích thước phổ biến và thích hợp nhất là 150×65×75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

Bàn có thể làm bằng chất liệu gỗ, ván ép và có nhiều ngăn kéo để chứa tài liệu, các dụng cụ phục vụ hướng dẫn thực hành.

Bố trí vị trí bàn giáo viên được đặt ở vị trí sao cho tiện quan sát, theo dõi các bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2.2. Bàn thực hành – thí nghiệm

a. Bàn thực hành điện cơ bản:

- Chất liệu: Làm bằng gỗ tự nhiên hoặc ván ép đảm bảo yêu cầu chung. - Kết cấu: Bàn có ngăn kéo đựng dụng cụ và nguyên vật liệu.

- Kích thước: Kích thước của bàn thí nghiệm được thiết kế phù hợp với từng trường hợp đảm bảo người thực hành có thể quan sát bao quát toàn bộ bàn thí nghiệm và lắp ráp các chi tiết một cách tối ưu.

Trường hợp 1: 1 người làm.

Kích thước phù hợp để 1 học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 50×40×70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

Trường hợp 2: 2 người làm.

Kích thước phù hợp để 2 học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 100×60×70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

Trường hợp 3: 3 người làm.

Kích thước phù hợp để 3 học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 150×80×70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

b.Bàn thực hành: “ Chỉnh lưu “

- Chất liệu: Đảm bảo yêu cầu chung, có thể chịu được sức nặng của các thiết bị. Mặt bàn thường làm bằng gỗ tự nhiên, ván ép dày loại tốt hoặc làm bằng vật liệu xây dựng...

- Kết cấu: Bàn cần có ngăn kéo đựng một số dụng cụ như: dây nối, đồng hồ vạn năng,...

Chú ý: tránh việc để dụng cụ tràn lan trên bàn. - Kích thước:

+ Cho 1 người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 65×55×75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguồn Sơ cấp Sơ cấp Thứ cấp Thứ cấp Thứ cấp Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 C1 Tải

+ Cho 2 người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 70×65×75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

+ Cho 3 người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 100×80×75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

3.2. BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRÊN BÀN THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM BÀI: “ Chỉnh lưu ” BÀI: “ Chỉnh lưu ”

Có một số phương án để lựa chọn nhưng phải đảm bảo các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người làm thí nghiệm - thực hành phải có được tư thế thoải mái, cử động không bị vướng.

- Trên mặt bàn phải có đủ các chốt cho:

+ 1 máy biến áp dùng cho chỉnh lưu một nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì hình cầu ( 4 chốt ).

+ 1 máy biến áp dùng cho chỉnh lưu cả chu kì hình tia ( 5 chốt ). + Mỗi điôt 2 chốt.

+ Mỗi tụ điện 2 chốt. + Điện áp vào 2 chốt. + Lối ra 2 chốt.

+ Ngoài ra còn có các nút ấn cấp điện, cắt điện.

* Bố trí theo phương án dồn các thiết bị cùng loại vào một khu vực.

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Đặc điểm :

- Mạch lắp dựa trên sơ đồ thí nghiệm.

- Khi lắp mạch các đường dây không bị bắt chéo.

3.3. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

- Việc tính toán kích thước bàn thí nghiệm và cách bố trí các thiết bị

trên bàn thực hành – thí nghiệm là rất cần thiết trong khi làm thực hành. Nếu tính toán sai hoặc không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hành làm kết quả thực hành không được chính xác.

- Trên tinh thần thiết kế phương án xây dựng bài thí nghiệm : “Chỉnh lưu”. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu chương này với mục đích giúp buổi thực hành được thực hiện một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, với việc tính toán kích thước bàn thí nghiệm và cách bố trí các thiết bị trên bàn thực hành – thí nghiệm như dự kiến ở trên.

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án xây dựng bài thí nghiệm thực hành chỉnh lưu (Trang 39 - 42)