Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀ VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE (Trang 32 - 34)

Trà Vinh với vị trí ven biển, trước đây đã phát triển mô hình nuôi tôm sú với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, do nuôi tự phát thiếu qui hoạch cho nên khó kiếm soát được nguồn giống, thuốc và hoá chất phòng trị bệnh, nguồn nước thải chủ yếu trực tiếp ra sông làm ô nhiễm. Mặc dù, cá tra chỉ mới đươc xem là đối tượng nuôi của tỉnh vào năm 2003 nhưng hiện nay cá tra đã nuôi khá phổ biến ở Trà Vinh.

Hiện nay, đa số vi khuẩn Aeromonas spp trong trong ao nuôi cá tra ở

Trà Vinh nhạy với SXT (chiếm 8/9 chủng) kế đến là DO (7/9), CHL và TE (6/9) và thấp nhất là SM chỉ có 1/9 chủng. Song, vi khuẩn trung bình nhạy và kháng với SM lại ở mức cao (trung bình nhạy là 5/9 chủng và kháng là 3/9 chủng), trong khi đó vi khuẩn trung bình nhạy, kháng đối với từng loại thuốc kháng sinh còn lại (CHL, SXT, TE) ở mức thấp hơn là 2/9 và 1/9 và không có chủng nào kháng với DO.

6 2 1 8 0 1 7 2 0 6 2 1 1 5 3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 S ố c h ủ n g v i k h u ẩ n CHL SXT DO TE SM Tên Thuốc S I R

Hình 4.4: Biểu đồđặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Trà Vinh.

Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Châu Hồng Thuý (2008) về sự kháng thuốc của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh này là: có 63,3% vi khuẩn nhạy, 20% vi khuẩn trung bình nhạy, 16,7% vi khuẩn kháng với CHL; 66,7% vi khuẩn nhạy, 26,7% vi khuẩn trung bình nhạy, 6,7% vi khuẩn kháng với DO; 30% vi khuẩn nhạy, 60% vi khuẩn trung bình nhạy; 10% vi khuẩn kháng với TE. Điều đó cho thấy rằng tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà vi khuẩn đang tồn tại. Mặc dù, hai nghiên cứu này được tiến hành trên hai loài vi khuẩn khác nhau (Edwardsiella ictaluri, Aeromonas spp) và trên hai đối tượng hoàn toàn khác nhau (cá; nước và bùn), nhưng tất cả những yếu tố này cùng tồn tại trong ao nuôi thuộc cùng tỉnh nên cùng chịu những sựảnh hưởng chung từ môi trường.

Qua đó có thể suy luận, mặc dù hệ vi khuẩn Aeromonas spp nghiên cứu tồn tại trong môi trường nước và bùn nhưng cũng chịu sự tác động của thuốc kháng sinh giống như hệ vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể vật chủ.

Theo nghiên cứu của Dung et al., (2008) về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ trên cá tra ở ĐBSCL cho thấy đa số vi khuẩn

Edwardsiella ictaluri đã kháng với streptomycin (83% chủng vi khuẩn), oxytetracycline (81%), kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả thu được streptomycin: 3/9 chủng, tetracycline: 1/9 chủng. Điều này có thể lý giải như

sau: do các dòng vi khuẩn mà tác giả nghiên cứu chủ yếu thu từ những vùng nuôi thuỷ sản lâu năm (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ) cho nên thời gian sử

dụng thuốc kháng sinh ở những nơi đó cũng khá dài, từ đó đã tạo nên nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc. Trong khi ở Trà Vinh phong trào nuôi cá tra chỉ

sinh ngắn hơn, vì vậy tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc trong ao nuôi ở Trà Vinh thấp hơn so với các nơi khác.

Tuy nhiên, mặc dù có tính kháng thuốc thấp hơn tỉnh Cần thơ, Trà Vinh cũng xuất hiện vi khuẩn đa kháng nhưng ở mức thấp hơn và phạm vi kháng thuốc hẹp hơn so với những chủng vi khuẩn ở Cần Thơ.

Bảng 4.2: Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh

Bên cạnh đó, Trà Vinh lại có 1/9 chủng Aeromonas spp kháng và 2/9 chủng trung bình nhạy với chloramphenicol, trong khi ở Bến Tre và Cần Thơ

thì không có vi khuẩn kháng lại với loại kháng sinh này. Song, đây là loại thuốc kháng sinh đã xếp vào danh sách cấm sử dụng, đây là điều đáng quan tâm của các cơ quan chức năng ởđịa phương này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀ VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE (Trang 32 - 34)