Nội dung quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng techcombank hai bà trưng (Trang 31 - 43)

1. Tình hình đầu tư phát triển của chi nhánh

3.2.Nội dung quản lý rủi ro

Việc nhận diện rủi ro giúp cán bộ thẩm định xác định được rủi ro của các dự án vay vốn từ đó phân tích, đánh giá các rủi ro để từ đó có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Các rủi ro được nhận diện từ nội dung cụ thể trong công tác thẩm định dự án vay vốn. Để nhận diện các rủi ro, ngân hàng đã sử dụng một số dấu hiệu nhận biết, các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trình chứ không hẳn là từ một thời điểm nhất định nên cán bộ tín dụng cần biết nhận ra chúng một cách có hệ thống. Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng phân loại khoản vay, như vậy nhóm các rủi ro có thể có đối với dự án vay vốn đã được khoanh vùng. Sau đó cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu.

Các dấu hiệu nhận biết rủi ro:

- Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

- Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của ngân hàng - Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán

Các nội dung của việc quản lý rủi ro:

a. Rủi ro về mặt pháp lý: Cán bộ tín dụng đánh giá hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn để kiểm tra.

b. Rủi ro về chủ đầu tư

Có một số loại rủi ro về chủ đầu tư như:

- Rủi ro về năng lực pháp lý: Giấy tờ pháp nhân, thể nhân có thể không đúng, hội đồng thành viên thuê giám đốc đứng tên nhưng không điều hành…Rủi ro pháp lý cũng có thể xảy ra khi khách hàng làm giả giấy đăng ký kinh doanh để đứng ra vay vốn, các quyết định bổ nhiệm, biên bản họp hội đồng thành viên…Cán bộ

thẩm định xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư để quản lý hạn chế rủi ro xảy ra. Khi thẩm định, cán bộ yêu cầu khách hàng đưa giấy tờ qua công chứng và phải đối chiếu với bản chính để hạn chế tối đa rủi ro.

- Rủi ro về năng lực quản lý điều hành: Xem xét khả năng quản lý, điều hành của chủ đầu tư thông qua việc xem xét uy tín của chủ đầu tư với nhân viên và khách hàng…Xem xét quy mô của dự án có phù hợp với năng lực của chủ đầu tư hay không, chủ đầu tư có năng lực quản lý, điều hành dự án hay không. Nếu chủ đầu tư không có khả năng điều hành mà phải thuê bộ phận quản lý riên thì phải có hợp đồng thuê quản lý.

c. Rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này có thể giảm bằng cách khi thẩm định dự án vay vốn, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ các chính sách của dự án thể hiện trong hồ sơ dự án, bảo đảm dự án chấp hành các quy định liên quan

d. Rủi ro liên quan đến dự án

Các rủi ro liên quan đến dự án:

- Rủi ro về thị trường: Tình hình cung cầu sản phẩm dự án trên thị trường ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu thụ sản phẩm của dự án như có nhiều sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của dự án…

- Khả năng cung ứng yếu tố đầu vào: Nguồn cung ứng yếu tố đầu vào không ổn định, thiếu nguyên liệu, chất lượng không đảm bảo...

- Rủi ro về hiệu quả tàì chính, kỹ thuật, công nghệ, các chỉ số độ nhạy… - Rủi ro về cho vay: Để hạn chế rủi ro này cần tính đến khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp…

Trong thời gian qua, chi nhánh đã tiến hành đồng bộ nhiều giài pháp để quản lý rủi ro kiểm soát trong hoạt động cho vay như:

- Phân công cán bộ kinh doanh quản lý khách hàng vay theo: đối tượng vay vốn, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động…

- Định kỳ rà soát các khoản vay đến hạn, sắp đến hạn để nhắc nợ và thu hồi nợ. công tác phối hợp giữa CVKH, CVPT&HTKD trong công tác quản lý nợ

vay được duy trì thường xuyên và có hiệu quả. Chi nhánh luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ phận Nhắc nợ CA, Ban Thu hồi nợ HO trong việc nhắc nợ và thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn. Ngoài ra, chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định vì nó là một khâu quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Trong năm 2009, chi nhánh đã triển khai thẩm định và tái thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp là 20 khách hàng, khách hàng cá nhân là 15 khách hàng. Phối hợp với các phòng chức năng trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng, triển khai hợp tác cho vay chứng khoán và những công việc khác liên quan đến công tác phòng ngừa rủi ro. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp mà chi nhánh đã hạn chế được tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như các chỉ số về an toàn các năm đều đạt mức độ cao… Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản đang ở mức thấp. Năm 2009, tỷ lệ này là 40%. Năm 2008, không có các loại nợ quá hạn, nợ xấu. Năm 2009, tỷ lệ nợ loại 3 chiếm 1,26% trên tổng dư nợ

4. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư của chi nhánh

Techcombank là một trong số những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu Việt Nam, là một ngân hàng có chất lượng dịch vụ rất tốt, làm hài lòng hầu hết các khách hàng. Chi nhánh HBT luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu tăng trưởng phát triển. Hoạt động đầu tư của ngân hàng khá hiệu quả, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn có một số điểm hạn chế cần khắc phục giúp chi nhánh thực hiện được mục tiêu phát triển của mình.

- Ngân hàng luôn chú trọng đến việc đầu tư vào hệ thống máy móc công nghệ thông tin hiện đại. Tuy nhiên, nhiều khi hệ thống thông tin còn gặp phải hiện tượng quá tải, đôi lúc hệ thống nghẽn mạng và không khắc phục được nhanh, giao dịch trở nên kéo dài.

- Hoạt động đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực khá hiệu quả, đội ngũ nhân lực trẻ rất năng động nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên, việc sử dụng hầu hết là nhân lực trẻ trong hoạt động của chi nhánh bên cạnh những ưu điểm trên còn một số hạn chế như chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, mối quan hệ với khách hàng chưa nhiều nên còn gặp khó khăn trong việc huy động khách hàng sử

dụng dịch vụ của ngân hàng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống bất thường xảy ra…

- Chất lượng dịch vụ còn cần được nâng cao từ hệ thống thẻ, dịch vụ mạng ATM, POS, tài khoản, giao dịch tại quầy…

- Các cán bộ thẩm định nói chung có thái độ là việc rất nhanh nhẹn, tuy nhiên trong bộ phận thẩm định đôi lúc còn qua loa trong quá trình đánh giá giá trị tài sản thế chấp.

- Việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro còn nhiều bất cập, nguồn thông tin sử dụng hầu hết do khách hàng cung cấp, độ chính xác không cao, chưa có quy định rõ ràng về việc khai thác, sử dụng thông tin.

- Trong quá trình thẩm định nhiều khi chưa tính đến các yếu tố vĩ mô như lạm phát, trượt giá, các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, xã hội. Các yếu tố này trong nhiều trường hợp ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án vay vốn.

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK HAI BÀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TRƯNG

1. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2010 của Techcombank Hai Bà Trưng

Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2005-2010 của Techcombank là trở thành ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đâu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, các chi nhánh phòng giao dịch trong hệ thống ngân hàng đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra để hoàn thành tốt chiến lược. Techcombank HBT cũng là một trong số những chi nhánh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, chất lương dịch vụ rất tốt, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển của hệ thống

Ngân hàng Techcombank.

Trong thời gian đầu của giai đoạn này, Techcombank HBT đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2010 là năm có vai trò quyết định đối với việc thực hiện

chiến lược 5 năm. Vì vậy Techcombank HBT đã đưa ra những phương hướng kinh doanh, nhiệm vụ cần đạt được để góp phần thực hiện thành công chiến lược 5 năm của Ngân hàng.

Chiến lược thực hiện:

- Ưu tiên tâp trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng,có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trẻ tuổi và thành đạt có yêu cầu và dễ thích nghi với các dịch vụ ngân hàng tài chính

- Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản lý quỹ đầu tư, tái cấu trúc và mua bán doanh nghiệp, các dịch vụ thị trường vốn…

- Phát triển kinh doanh trên nền tảng phương châm kết hợp phát triển vừa chiều rộng vừa chiều sâu, đảm bảo các yếu tố mở rộng nhanh chóng cơ sở khách hàng, mạng lưới, quy mô hoạt động, đồng thời khai thác có hiêu quả các nguồn lực đầu tư tập trung vào các hoạt động sinh lời cao và có tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo chất lượng kinh doanh và kiểm soát được rủi ro một cách thích hợp.

- Chiến lược tạo sự khác biệt thực hiện chủ yếu thông qua tính hiệu quả của các quy trình kinh doanh, sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ, tính chuyên nghiệp và sự thân thiện của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng, Phát triển phong cách kinh doanh riêng của Techcombank.

Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2010

1. Doanh thu thu lãi: 119,815 tỷ Trong đó:

Thu lãi tiền cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: 8,225 tỷ Thu lãi điều hòa vốn trong hệ thống: 7,169 tỷ

Sau khi đã trừ chi phí thì thu nhập lãi thuần là 17,016 tỷ 2. Doanh thu thu phí là 10,203 tỷ

Trong đó:

Thu phí thanh toán quốc tế: 6,874 tỷ Thu phí dịch vụ trong nước: 3,154 tỷ Thu phí dịch vụ thẻ: 175 triệu

3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: 10,203 tỷ

4. Sau khi đã trừ các chi phí thì lợi nhuận trước thuế: 18,037 tỷ

Bảng 3: Bảng cân đối kế hoạch năm 2010

Đơn vị: triệu đồng

TÀI SẢN 338.258 Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ 19.742 Cho vay khách hàng 254.641 + Cho vay cá nhân 60.221 + Cho vay doanh nghiệp 194.420 Tài trợ xuất nhập khẩu 63.358 Nợ 3-5 cho vay khách hàng 10.190 Nợ 3-5 của nhóm cá nhân 618 Nợ 3-5 của nhóm doanh nghiệp 9.572 Nợ 3-5 cho vay tài trợ xuất nhập khẩu 6.004 Dự phòng RRTD (2.470)

TSCD 358

Các khoản phải thu 2.623

Gửi HO 741.602

Tài sản có khác 5

TÀI SẢN NỢ 1.079.860 Tổng Huy động 1.021.449 Huy động thị trường 1 1.021.449 + Huy động cá nhân 884.771 * VND 618.636 - Tiền gửi không KH 19.386 - Tiền gửi có KH 599.250 * USD 266,135 - Tiền gửi không KH 1.906 - Tiền gửi có KH 264.229 + Huy động doanh nghiệp lớn 1.253 * VND 87 - Tiền gửi không KH 87

- Tiền gửi có KH 0 * USD 1.167 - Tiền gửi không KH 0 - Tiền gửi có KH 14.000 + Huy động doanh nghiệp vừa ( SME) 135.424 * VND 132.799 - Tiền gửi không KH 45.799 - Tiền gửi có KH 87.000 * USD 2.625 - Tiền gửi không KH 2.625

- Tiền gửi có KH 0 TS nợ khác 49,.910 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TN-CP 8,.502

Tổng tài sản nợ 1.079.860 Ngoại bảng 50.139

Các nghiệp vụ bảo lãnh 8.356 Các cam kết trong nghiệp vụ L/C 417.82

Để đạt được những mục tiêu đặt ra đòi hỏi chi nhánh cần có nhưng chính sách, giải pháp cải thiện hơn nữa hoạt động của mình để từ đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn và hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

2. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động của Techcombank Hai Bà Trưng

- Trong ngành tài chính ngân hàng, nhân lực đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng hầu hết là còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiêm nên cần thường xuyên tiến hành các khóa nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, có những chính sách khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao trình độ để phục vụ tốt hơn cho công việc. Quá trình tuyển chọn nhân viên cần được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tuyển chọn những nhân viên có trình độ, ý thức đạo đức, kỷ luật tốt

- Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng cơ sở thông tin nhằm đáp ứng được số lượn gia tăng ngày càng nhiều các giao dịch, số lượng tài khoản gia tăng lũy kế theo từng ngày, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn mạng do quá tải. Đồng thời cần mở ra nhiều lớp để đào tạo cho nhân viên tiếp cận với những công nghệ ngân hàng tiên tiến để phục vụ cho khách hàng tốt hơn đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả của dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Công tác thẩm định, quản lý rủi ro của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập về nguồn thông tin, nhiều khi nguồn thông tin do khách hàng cung cấp không chính xác. Vì vậy cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho lợi ích của khách hàng để khách hàng có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ chính xác. Nỗ lực tiếp cận được các thông tin thực tế, đa dạng hóa nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định, quản lý rủi ro.

- Trong hoạt động thẩm định, quản lý rủi ro cần quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, trượt giá…

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Chi nhánh Techcombank HBT với mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn, cho vay và các dịch vụ của mình đã và đang thực hiện các biện pháp tăng cường hoàn thiện công tác đầu tư đẩy mạnh quá trình phát triển hội nhập.

Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, của ngân hàng Techcombank và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong suốt thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển nói riêng và mọi hoạt động của Ngân hàng nói chung đã phát triển liên tục đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triến đó đã đóng góp một phần vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập này.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh tế và sự biến động của nền kinh tế toàn cầu nên trong công tác tổ chức, giao dịch và hoạt động đầu tư của chi nhánh có một số vấn đề cần quan tâm và khắc phục. Chình

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng techcombank hai bà trưng (Trang 31 - 43)