Phương pháp quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng techcombank hai bà trưng (Trang 29 - 31)

1. Tình hình đầu tư phát triển của chi nhánh

3.1. Phương pháp quản lý rủi ro

Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích định lượng và đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp khảo sát chất lượng dự án cho vay từ đó hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án cho vay trong đó đánh giá rủi ro là khâu quan trọng nhất. Sau khi đã xác định được các loại rủi ro mà dự án có thể gặp, cán bộ thẩm định tính toán theo các chỉ tiêu hoặc căn cứ vào các yếu tố liên quan để xác định mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro và quyết định cho vay đối với dự án.

Công tác đánh giá rủi ro được tiến hành bằng một số phương pháp như:

- Phương pháp định tính: Ngân hàng sử dụng các tài liệu khách hàng cung cấp, các tài liệu mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của cán bộ thẩm định nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét mức độ

nguy hiểm của rủi ro và khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá dự án có khả thi hay không. Phương pháp này sử dụng với những rủi ro mà ngân hàng khó lượng hóa được như các rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, rủi ro thị trường…

- Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp này được sử dụng cho các dự án lớn, phức tạp, được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là những chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu tăng, sản phẩm khó tiêu thụ…Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T…So với phương pháp định tính thì phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra để có biện pháp quản lý, từ đó đưa ra kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro

- Phương pháp theo trình tự: Phương pháp này sẽ đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.

- Phương pháp dự báo: Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kỳ thường rất lớn. Do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để

đánh giá sẽ dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng, gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng. Vì vậy, khi quản lý rủi ro của các dự án, cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để có thể đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất.

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng techcombank hai bà trưng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)