Quy trình chăm sóc

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu bảo tồn giống nhãn lồng tại hưng yên, hà nam và hà nội (Trang 42 - 48)

2.2.5.2.1. Quy trình chăm sóc cá thể non

Đối với cây nhân giống hữu tính

Gieo xong thường xuyên tưới nước đủ ẩm, bảo đảm độ ẩm đất 70 - 80% (độ ẩm bão hòa), thường xuyên nhổ cỏ dại. Khoảng 1 tháng bắt đầu bón thúc bằng nước phân chuồng ủ pha loãng 1/5 hoặc phân đạm với nồng độ 1%. Thời gian sau, trước

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 43

khi đánh cây con đi trồng cần chú ý bón thêm phân để cây đủ dinh dưỡng. Chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời [19 - 21], [28].

Khi cây còn nhỏ, nhãn ưa bóng râm có thể làm giàn che. Sau khi gieo hạt được 1 năm chiều cao cây đạt 70 - 80 cm, đường kính thân 1,2 - 1,5 cm có thể đánh bầu đi trồng. Sau đó tiến hành chăm sóc như cây nhân giống vô tính.

Đối với cây nhân giống vô tính

Khi trồng cành chiết gặp nắng ta có thể làm giàn che cho cây để tránh cây mất nước nhiều, nhanh bị héo. Sau trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, đặc biệt là trong mùa khô để cây chóng phục hồi và cây con phát triển nhanh. Tiến hành cắt bỏ những cành khô héo. Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới đủ nước để giữ ẩm cho cây. Trong tuần đầu tiên, tưới cho cây từ 1 - 2 lần vào buổi sáng và chiều, mỗi lần 1 xô nước. Tưới từ từ, từ ngoài vào trong gốc cây, tránh đóng váng mặt đất. Sau đó cách 2 - 3 ngày tưới 1 lần trong tháng đầu tiên. Khi cây đã hồi phục tưới thưa hơn [19 - 21], [28].

Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm và trồng xen

Thường xuyên làm sạch cỏ, xới xáo nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại, tạo độ thoáng cho bộ rễ cây. Sau khi mưa to hay sau khi tưới nước cũng nên xới xáo nhẹ giữ cho đất thông thoáng. Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn cũng là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Ở thời kỳ cây chưa mang quả có thể trồng xen các cây khác. Cây trồng xen phải cách gốc cây 0,8 - 1,0 m, không được cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển cây nhãn.

Hàng năm dùng bùn ao hoặc đất ải phơi khô, đập nhỏ vun vào gốc cho cây (trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Không nên vun quá dày sẽ làm rễ cây bị nghẹt.

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 44

Cắt tỉa tạo hình

Đốn tỉa tạo hình cho cây con nhằm mục đích để cho cây có một thân chính chắc chắn, một khung tán vững vàng và phân bố đều trong không gian, tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng lấy từ đất nhằm cho quả sớm và sản lượng cao.

Trên cành cấp 1, để lại 2 - 3 cành cấp 2 vươn dài 30 - 35 cm thì tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 3. Cắt bỏ toàn bộ hoa của cây ở thời kỳ năm thứ nhất đến năm thứ 3 để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển thân tán, chuẩn bị cho mùa quả sau.

Bón phân

Sau khi trồng một tháng tiến hành bón thúc lần thứ nhất. Cứ sau mỗi đợt lộc non thành thục, lá chuyển màu xanh thì lại tiếp tục bón thúc cho cây.

Các loại phân vô cơ cần pha loãng với nồng độ 0,4 - 0,5% (40 - 50 g phân hòa trong 10 lít nước), bổ sung phân lân và kali vào các đợt bón cuối năm để tăng khả năng chống chịu rét cho cây. Trong điều kiện đất ẩm, ta có thể rắc phân xung quanh gốc, sau đó xới nhẹ và tưới nước.

Bảng 9. Lượng phân bón cho nhãn ở thời kỳ chưa mang quả

Tuổi cây

Chủng loại phân bón (kg/cây)

Phân chuồng Đạm urê Supe lân hoặc lân nung chảy Văn

Điển

Phân clorua kali

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 45 Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba 30-50 30-50 50-70 0,1-0,2 0,2-0,3 0,3-0,5 0,7-1,0 1,0-1,2 1,2-1,5 0,2-0,3 0,1-0,3 0,3-0,5 Nguồn: Ban chỉ đạo Dự án Nhãn, Sở KHCNMT Hưng Yên

Toàn bộ lượng phân vô cơ được chia làm 4 - 5 lần bón vào các đợt lộc trong năm. Phân chuồng được bón làm 1 lần vào đợt bón cuối năm.

2.2.5.2.2. Quy trình chăm sóc cá thể trưởng thành

Làm cỏ, tưới nước

Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây. Khi cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước vào hai thời kỳ chính là thời kỳ phát triển quả ở các tháng 5 - 6 và thời kỳ cây chuẩn bị phân hoá mầm hoa vào các tháng 12 - 1.

Bón phân:

Bảng 10. Lượng phân bón cho nhãn theo tuổi cây ở thời kỳ mang quả

Loại phân

Lƣợng phân bón theo tuổi cây (kg/cây-năm)

Cây 4-6 năm tuổi 7-10 năm tuổi Trên 10 năm tuổi

Phân chuồng 30-50 50-70 70-100

Phân urê 0,3-0,5 0,8-1,0 1,2-1,5

Phân supe lân 0,7-1,0 1,5-1,7 2,0-3,0 Phân clorua kali 0,5-0,7 1,0-1,2 1,2-2,0

Nguồn: Ban chỉ đạo Dự án Nhãn, Sở KHCNMT Hưng Yên

Về thời kỳ bón phân, chia làm 4 lần bón trong một năm.

Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 - 9. Ở lần này, bón toàn bộ phân huồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali

Lần 2: Bón vào đầu tháng 2. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 46

Lần 3: Bón vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Chỉ sử dụng 10 - 20% lượng phân đạm.

Lần 4: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Lần nàysử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại (20% lượng phân đạm + 40% lượng phân kali).

Cách bón phân

- Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 30 - 35 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Ở lần bón sau khi thu hoạch quả, có thể trộn đều các loại phân vô cơ và bón kết hợp cùng với phân chuồng.

- Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

- Bón phân qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây có thể dùng hình thức bón phân qua lá. Ngoài sử dụng Urê 0,2% và Kalihydrophotphat (KH2PO4) 0,2 - 0,3%, có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn bằng phun các dung dịch axit Boric, dung dịch Sunphat kẽm 0,1%. Thời gian phun tốt nhất là trước khi hoa nở để làm tăng tỷ lệ đậu và sau khi đậu quả làm hạn chế rụng quả non.

Cắt tỉa cành, tỉa hoa và quả

+ Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ những cành chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn trong tán. Đồng thời với cắt tỉa cành là cắt bỏ những chùm hoa nhỏ, chùm bị sâu bệnh và cắt tỉa bớt một số chùm hoa ở thời kỳ nụ hoa chưa hé nở khi cây ra hoa nhiều. Với cây khoẻ mạnh, được chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20-30% số chùm hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.

+ Cắt tỉa vụ hè: Được tiến hành cuối tháng 5 đến đầu tháng 6; cắt bỏ những cành mọc nhỏ, yếu, mọc quá sít nhau, chỉ để lại 1 - 2 cành khoẻ trên cành mẹ. Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những chùm hoa có tỷ lệ đậu quả thấp, tỉa bỏ các

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 47

chùm hoa bị sâu bệnh. Sau khi kết thúc đợt rụng quả sinh lý, khi quả đã lớn bằng hạt đậu tương, tiến hành tỉa bỏ những quả bị sâu bệnh, quả dị hình, quả quá nhỏ ở ngọn chùm quả.

+ Cắt tỉa vụ thu: Tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 - 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.

Một số biện pháp kĩ thuật làm tăng khả năng ra hoa đậu quả

Có thể sử dụng hoá chất, chất điều tiết sinh trưởng hoặc sử dụng các biện pháp cơ giới.

- Sử dụng hoá chất, chất điều tiết sinh trưởng tăng khả năng đậu quả:

+ Trước khi ra hoa: Dùng Atonic hoặc kích thích tố Thiên nông phun lên chùm hoa 2 lần, lần 1 khi hoa mới nhú, lần 2 khi hoa nở 1 tuần, có thể kết hợp với phun thuốc sâu hoặc thuốc bệnh.

+ Sau khi đậu quả: Khi quả non có đường kính 3 - 4 mm, phun Atonic một lần với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Có thể phun phân urê nồng độ 0,1 - 0,2% vào thời kỳ quả non để hạn chế rụng quả.

- Hạn chế lộc Đông: Với những cây nhãn sung sức, khống chế các đợt lộc Thu không đúng lúc, hoặc những năm vụ Thu Đông thời tiết không thuận lợi thì cây sẽ phát sinh lộc đông nhiều và sẽ không cho ra hoa vào vụ Xuân.

Trong trường hợp này, có thể sử dụng biện pháp hoá học để hạn chế lộc Đông. Vào cuối tháng 1 đầu tháng 12, khi lộc Đông của một số cây hoặc cành cây mọc dài 5 - 10 cm, phun 1 lần dung dịch Ethrel 400ppm , sau khi phun 10 - 15 ngày thì lá nhỏ, khô và rụng đi. Hiệu lực của 1 lần phun Ethrel là 30 - 40 ngày và chú ý khi phun, chỉ phun ướt lộc Đông trên phần non ở ngọn cành

- Sử dụng các biện pháp cơ giới

+ Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc Thu đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ (dễ hình thành lộc Đông) tiến hành khoanh vỏ. Chọn những cành sinh trưởng khoẻ, dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ với chiều rộng vết khoanh 0,4 - 0,5 cm.

+ Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc Thu đã thành thục, chọn những cây có tình trạng sinh trưởng khoẻ (dễ hình thành lộc Đông) tiến hành cuốc đất làm đứt rễ. đào rãnh sâu 30 - 40 cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 48

và để phơi nắng tự nhiên 30 - 40 ngày, khi lá chuyển màu thì lấp đất màu và phân hữu cơ hoai mục, tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.

Phòng trừ một số sâu bệnh và cỏ dại chính

Bọ xít: Tháng 12 - 1 bắt bọ xít qua đông vào những đêm tối trời, ngắt đốt các lá có ổ trứng. Phun Sherpa 0,2 - 0,3%, Trebon 0,1 - 0,2%... vào cuối tháng 4 và tháng 8-9.

Sâu tiêu hại nhãn: Dùng gai mây hay sợi thép cho vào trong lỗ ngoáy và kéo sâu ra. Bơm Polytrin 0,2 %, Sumicidin 0,2 % vào các vết đùn trên thân cây hoặc lấy bông thấm nước nhét vào các lỗ bị sâu đục. Sau khi thu hoạch quả tiến hành cắt tỉa, vệ sinh vườn, dùng nước vôi đặc quét lên gốc cây ngăn không cho sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở trên thân cây.

Rệp hại hoa quả non: Dùng Sherpa 0,1 - 0,2 %, Trebon 0,1 - 0,2 % phun 2 lần: Lần thứ nhất khi thấy rệp xuất hiện, lần thứ 2 phun sau đợt phun đầu 5 - 7 ngày.

Bệnh mốc sương, sương mai :Dùng Boocđô 1 %, Riđômil - MZ 0,2 %, Score 0,05 %, Anvil 0,2 %, có thể dùng hỗn hợp Riđômil - MZ 0,2 % + Anvil 0,2 % để phun. Phun 2 lần: Lần thứ nhất khi cây ra hoa, lần thứ 2 khi hoa nở 5-7 ngày.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu bảo tồn giống nhãn lồng tại hưng yên, hà nam và hà nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)