Quy trình nhân giống

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu bảo tồn giống nhãn lồng tại hưng yên, hà nam và hà nội (Trang 38 - 42)

Nhân giống hữu tính (gieo hạt)

Đây là phương pháp truyền thống thông dụng trước đây ở các vùng trồng nhãn vì dễ làm, cây có bộ rễ khá phát triển, mọc khỏe có khả năng thích nghi rộng, nhất là các vùng gò đồi, miền núi thiếu nước trong mùa khô. Cây gieo hạt chậm ra hoa kết quả, thông thường phải mất 4 - 5 năm, bên cạnh đó lại có biến dị lớn, cây con không giữ được những đặc tính tốt ban đầu của cây mẹ [5], [18 - 21].

Chọn cây để lấy quả: Cây tốt, mang đầy đủ đặc tính của giống Nhãn lồng. Cây 12 tuổi trở lên đang vào tuổi sung sức, tán lá dày, sai quả, không có hiện tượng cách năm, không sâu bệnh.

Chọn quả để lấy hạt: To, có hình dạng đặc trưng cho giống, mã vỏ quả thật đẹp, để thật chín ở đầu cành ngang ngoài tán.

Chọn hạt để gieo: Những hạt to, mẩy, cân đối, không có vết sâu bệnh.

Vào tháng 7 - 8, khi thu hoạch quả chín cần lấy hạt ngay. Sau đó vừa rửa vừa cạo cho sạch cùi rồi gieo ngay. Nếu để 2 tuần hạt mất sức nảy mầm 95%. Để thúc

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 39

cho hạt nhãn nảy mầm đồng đều thì ngâm hạt vào nước vôi trong, sau 2 - 3 giờ vớt hạt ra ủ hạt trong cát ẩm 25% trong 2 - 3 ngày, chờ cho hạt nứt nanh nhú mầm bằng hạt đỗ tương thì gieo. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25o

C, nhiệt độ cao hơn 30oC hạt nảy mầm kém và cao hơn nữa (>33oC) hạt mất sức nảy mầm.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi có thể gieo hạt ươm trên luống hay gieo trong bầu.

Gieo hạt trực tiếp ra luống: Đất gieo hạt phải tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ, sau đó bón phân chuồng hoai mục khoảng 3 - 4 kg/m2

và 0,5 kg lân Văn Điển. Luống cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, thuận tiện đi lại chăm sóc, luống cao 10 - 15 cm, rộng 1 - 1,2 m. Khoảng cách gieo 12 x 6 cm, đặt hạt nằm ngang, tránh phơi mầm lên trên hoặc xuống dưới. Độ sâu lấp hạt khoảng 2 - 3 cm.

Gieo hạt ươm cây trong bầu: Đây là kỹ thuật tiến bộ đang được áp dụng trong nghề trồng cây ăn quả nói chung và với nhãn nói riêng. Ươm cây trong bầu có ưu điểm:

+ Chăm sóc và bảo vệ cây con dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm được công lao động. + Tiết kiệm được đất vườn (20 - 24 bầu/m2).

+ Đỡ tốn công cho việc đánh bầu khi đem cây con đi trồng. Không tổn thương bộ rễ, tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh và khỏe.

+ Giảm được tỷ lệ vỡ bầu khi vận chuyển xa.

Cách làm:

Dùng túi polyetylen dày 0,1 mm, có đường kính 20 cm, chiều cao 25 cm, đáy đục 6 - 8 lỗ để tránh đọng nước.

Chất độn bầu gồm 2 - 3 kg đất mặt + 0,5 - 1 kg phân chuồng hoai mục + 20 g Supe lân, trộn đều. Túi bầu đặt trên nền đất cao và phủ kín đất đến 3/4 chiều cao túi, nên làm giàn che. Có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu như gieo ươm trên luống hay cũng có thể cấy cây vào bầu sau khi cây mọc cao 12 - 15cm.

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 40

Khi chiều cao cây đạt 70 - 80 cm là có thể trồng được.  Nhân giống vô tính (bằng chiết cành)

Chiết cành là phương pháp nhân giống phổ biến trong nghề trồng cây ăn quả, đặc biệt là đối với nhãn, vải. Trồng nhãn bằng cành chiết chóng cho thu hoạch quả, cây con mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ, giữ nguyên được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt),…. Nhưng với phương pháp chiết hệ số nhân giống thấp do chiết nhiều cành sẽ ảnh hưởng đến cây mẹ, bộ rễ cây chiết không khỏe như cây gieo hạt và cây ghép. Cây chiết chóng cỗi hơn.

Để có cây chiết tốt, khỏe mạnh cần chú ý các khâu sau đây:

Chọn cây mẹ để nhân giống: Là cây trung niên (4 - 6 tuổi), đang ở thời kỳ

khỏe mạnh, sung sức; cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng tốt, không nhiễm sâu bệnh hại quan trọng (nhất là các bệnh virut). Cây mẹ già thì khó ra rễ, tỉ lệ sống kém. Tiêu chuẩn của một cây giống tốt: thân cây thẳng, khỏe mạnh, vững chắc, có chiều cao từ 60 cm trở lên. Có 1 - 2 đợt lộc mới sinh ra sau khi chiết. Số lá trên thân chính hiện diện đầy đủ từ vị trí chiều cao cây đến ngọn. Lá đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng đặc trưng của giống. Trước khi chiết 1 tháng, cây mẹ được bón thúc một lần phân đạm và tăng cường bón lân hoặc có thể phun lên lá để đạt hiệu quả nhanh hơn. Cắt bỏ bớt những cành già yếu, cành tăm, cành bị sâu bệnh, những cành mọc lộn xộn trong tán, để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

Chọn cành chiết: Trong chiết cành không nên chọn cành già, cành ở thấp,

cành mọc trên ngọn, cành bị sâu bệnh, cành vượt. Tốt nhất nên chọn cành ở giữa tán của cây phơi ra ngoài ánh sáng, cành mập, màu vỏ cây không quá xanh cũng không quá thẫm, nên chọn cành bánh tẻ, những cành không mang hoa mang quả, những cành đã ổn định ra hoa quả trong năm hoặc năm trước để chiết. Chiều dài cành chiết từ 40 - 60 cm, đường kính từ 1,0 – 1,5 cm, có hai nhánh (chạc ba càng tốt), trong chiết cành thì cành nhỏ có khả năng ra rễ, sinh trưởng tốt hơn cành to, nhưng nếu chiết cành nhỏ quá thì cành dễ bị gãy, không mang nổi bầu.

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 41

+ Vụ xuân hè chiết vào tháng 3 - 4 trồng tháng 8 - 9. Thời vụ này bắt buộc phải giâm cành trước trồng, mới đảm bảo tỷ lệ cây sống cao.

+ Vụ đông chiết vào tháng 8 - 9, tốt nhất giâm cành trước trồng hoặc có thể trồng ngay vào tháng 2 - 3. Đây là thời vụ trồng tốt nhất.

Chuẩn bị đất bó bầu: Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi

trộn lẫn với phân chuồng hoai mục hay rơm rác mục, rễ bèo tây,... Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất và 1/3 là nguyên liệu kể trên và được làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun” nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay là được). Vì rễ cây nhãn cộng sinh với nấm nên khi trộn đất bó bầu cần bổ sung thêm đất ở gốc cây mẹ để cành chiết nhiễm nấm cộng sinh, như vậy sẽ tăng khả năng sống của cành chiết.

Cách chiết: Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cành chiết với chiều dài 1,5 - 2 lần

đường kính gốc (2 - 3 cm), cách gốc cành 10 - 15 cm, bóc lớp vỏ ngoài. Dùng dao cạo sạch lớp tế bào tượng tầng (tầng phát sinh) trên mặt gỗ, dùng giẻ lau sạch vết cắt. Để tăng cường khả năng ra rễ có thể dùng chất kích thích sinh trưởng như IBA (Indol butyric axit), NAA (Naphtyl axetic axit). Có thể pha thành nước rồi trộn với nguyên liệu bó bầu, hoặc dùng dao cạo sạch nhựa khô vít xung quanh vết cắt mép khi khoanh vỏ, bôi dung dịch kích thích sinh trưởng lên đó và bó bầu chiết lại.

Một bầu chiết có đường kính từ 6 - 8 cm, trọng lượng 150 - 300 g, chiều cao bầu đất 10 - 12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất trong bầu, đất phía ngoài bị khô cứng, cây khó ra rễ.

Chuẩn bị hố và đất trƣớc khi trồng: Khoảng cách mỗi cây cách nhau 6 - 7

m. Đào hố sâu khoảng 40 - 60 cm, chiều rộng khoảng 60 cm, không nên sâu quá; dùng đất nhỏ, khô; phân hữu cơ đã hoai mục (10 - 15kg/hố); vôi bột (0,5kg/hố), tro, lân Lâm Thao (1 - 1,5kg/hố), kali (0,5kg/hố) rồi trộn lẫn.

Thao tác trồng: Đặt bầu xuống chính giữa hố đã đào, nghiêng 45o so với mặt đất, lấp kín mặt bầu sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất trong hố một chút, cố định cây trồng vào một cọc để tránh đổ khi có gió, sau đó phủ rơm rạ hoặc cỏ khô vào

Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 42

gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm. Với cây có bầu nilon thì phải rạch bỏ nilon trước khi đặt bầu lấp đất để rễ cây phát triển thuận lợi [5], [18 - 21]

Ảnh 11. Cắt khoang vỏ, cạo sạch lớp tế bào của

tầng phát sinh Ảnh12. Làm bầu chiết

Ảnh 13. Bọc bầu bằng giấy polyetilen trong Ảnh 14. Cành chiết đƣợc 3 tháng

(rễ nhãn có màu vàng nhạt)

(Người chụp ảnh: Cấn Thị Lan Hương, Trần Thị Tươi, Trần Thị Hồng)

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu bảo tồn giống nhãn lồng tại hưng yên, hà nam và hà nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)