Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu sinh trưởng phát triển của loài kim giao (nageia fleuryi (hickel) de laub ) trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 27)

Cần chú ý phân biệt 2 loài Nageia fleuryiN. wallichiana vì chúng có những đặc điểm giống nhau rất dễ nhầm. Đặc điểm phân biệt chính là

N. fleuryi có các lỗ khí ở mặt dƣới lá, không có đế hạt phình ra và các cặp chồi ngọn thƣờng kéo dài qua cặp lá gần nhất, còn N.wallichiana có các lỗ khí ở cả hai mặt lá , các chồi ngọn nằm gần nách lá của cặp lá gần nhất và bên dƣới hạt có đế phình ra.

Cây cao tới 25 m với đƣờng kính ngang ngực tới 70 cm. Dạng cây: mọc đứng với tán hình tháp. Vỏ: nhẵn, tím nâu, bóc thành các mảng. : mọc đối, hình mác hay hình bầu dục, dài tới 18 cm rộng 5 cm, ráp, đỉnh nhọn, màu xanh đậm và mặt trên bóng, các lỗ khí chỉ có ở mặt dƣới, các chồi ngọn có vảy nhọn thƣờng vƣơn dài ra xa cặp lá gần nhất. Nón: phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, ở nách lá, mọc trên cuống dài tới 3 cm, không có đế (khác với N. wallichianus), phần bao quanh hạt màu xanhsau đó chuyển sang sẫm, nón có đƣờng kính tới 2,5 cm. Nón đực ở các nách lá, hình trụ và mọc thành

3.1.3. Đặc điểm sinh thái

Kim giao là loài cây ƣa sáng, có phân bố rộng ở độ cao từ 50 m (ở Cát Bà) đến 1000 m (ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, Tuyên Quang). Cây có thể mọc trên núi đất và núi đá, nhƣng các quần thể thƣờng gặp lại chủ yếu phân bố trên núi đá (vƣờn quốc gia Cát Bà). Cây mọc trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 20-24ºC, lƣợng mƣa trên 1400 mm.

Ngoài tự nhiên, cây thƣờng mọc cùng với các loài cây lá kim khác nhƣ Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông đỏ Trung Quốc (Taxuschinensis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis); các loài cây lá rộng thuộc họ Dẻ (Fabaceae), họ Chẹo (Jungdlandaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae)…

Loài phân bố rộng nhƣng số lƣợng cá thể ít, lại bị khai thác quá nhiều nên sẽ bị nguy cấp nếu không đƣợc bảo vệ.

Sự hiện diện trong các khu bảo tồn: Hai quần thể lớn nhất đƣợc biết gặp ở vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng và Cát Bà. Một quần thể lớn khác thấy ở vƣờn quốc gia Bái Tử Long. Tại những khu này Kim giao núi đá (N. fleuryi) đƣợc dùng trong các chƣơng trình trồng rừng và trồng phục hồi. Các quần thể khác ở vƣờn quốc gia Tam Đảo, vƣờn quốc gia Bạch Mã và từ những khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất nhƣ Thăng Heng, Phong Nha – Kẻ Bàng. Một số quần thể này có thể là Kim giao núi đất.

Khả năng tái sinh tự nhiên yếu. Cho đến nay chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về quần thể và tình hình tái sinh tự nhiên của cây Kim giao.

Trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc, cây trồng đến tuổi 9-10 đã ra nón, nghĩa là cây đã đến tuổi thành thục.

Ở nƣớc ta, Kim giao mọc ở rừng các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận và Lâm đồng.

Thế giới: Trên thế giới Kim giao núi đá (N. fleuryi) đƣợc biết có ở nam Trung Quốc và có thể có ở Lào.

3.1.4. Giá trị kinh tế

Gỗ nhẹ, có thớ thẳng, mịn, màu vàng nhạt, đẹp, làm đồ dùng trong nhà, đồ đạc văn phòng, nhạc cụ và làm đũa. Nhân hạt chứa 50-55% dầu béo.

Trƣớc đây, ngƣời ta cho là đũa làm bằng gỗ cây này có thể phát hiện những vết chất độc trộn lẫn với thức ăn.

Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sƣng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc.

Lá cây có tán đẹp, đã có nơi trồng làm cảnh, làm cây bóng mát. Có thể trồng làm cảnh trong các vƣờn hoa.

3.2. Khả năng thích nghi của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Ph c sinh học Mê Linh – Vĩnh Ph c

3.2.1. Khả năng sống sót

Điều tra thống kê toàn bộ số cây trồng, đánh giá khả năng sống sót, sinh trƣởng phát triển từ năm 2001 đến năm 2013. Số liệu đƣợc trình bày trong bảng 3.

ảng 3: Tỷ lệ sống và chết của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh

Năm Tổng số Cá thể sống Cá thể chết Số lƣợng % Số lƣợng %

2001 27 27 100 - -

Những số liệu thu thập về điều kiện lập địa trồng cây Kim giao là vùng đất bằng, ở chân núi, đất đỏ vàng phát triển đá phiến, đất chua có độ pH 7,5. Một số cây ở gần suối có thể bị ngập nƣớc về mùa mƣa do lũ. Tuy nhiên thời gian ngập không lâu, chỉ mang cục bộ. Điều đáng chú ý là sau khi trồng, quá trình chăm sóc chỉ đƣợc thực hiện bằng làm cỏ trong 1-2 năm đầu và sau đó hoàn toàn để cây phát triển tự nhiên. Kể từ khi trồng không có bón phân dƣới bất kỳ hình thức nào.

Số liệu trình bày trong bảng 3 cho thấy cây Kim giao có khả năng sống và thích nghi cao với điều kiện lập địa tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau 10 năm, toàn bộ 27 cây trồng đều sống và sinh trƣởng phát triển, đến năm 2013 có 01 cây chết. Nguyên nhân cây chết là do bị tác động của động vật (trâu, bò dẫm đạp).

3.2.2. Chất lượng cây trồng

Số liệu đánh giá chất lƣợng cây trồng từ năm 2005 đến năm 2011 đƣợc kế thừa từ số liệu theo dõi của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc; số liệu từ năm 2012 và 2013 là do chúng tôi đo đếm thu thập. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.

Số liệu bảng 4 cho thấy chất lƣợng cây trồng đƣợc cải thiện hàng năm. Sau trồng 4 năm (từ năm 2001 đến 2005) tỷ lệ cây tốt, cây trung bình và cây xấu theo thứ tự là 14, 7, và 6 cây với tỷ lệ tƣơng ứng là 51,85%, 25,93% và 22,22%. Con số này thay đổi đến năm 2012 là 17, 5 và 5 cây, tƣơng ứng với tỷ lệ 62,96%, 18,52% và 18,52%. Đến năm 2013 có một cây chết (cây có chất lƣợng xấu) và số lƣợng cây còn là 26 cây và có 1 cây tốt đƣợc bổ sung, nâng tổng số cây tốt lên 18 cây, tƣơng ứng 69,23%.

Qua số liệu thu đƣợc cho thấy cây trồng cần một thời gian để sinh trƣởng phát triển bộ rễ. Sau trồng 3 năm cây sinh trƣởng chậm, chất lƣợng

thấp. Đến năm thứ 4 trở đi, do bộ rễ phát triển đầy đủ cây sinh trƣởng và đạt đến một kích thƣớc nhất định thì gia tăng sinh trƣởng. Dấu hiệu của sự sinh trƣởng là cây ra nhiều cành lá, mỗi năm cây có thể ra 2-3 đợt lá, màu sắc lá cũng xanh tƣơi do đó chất lƣợng cây đƣợc tăng lên.

ảng 4: Chất lượng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh

Năm Tổng số Chất lƣợng Tốt Trung bình Xấu Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2001 27 - - - - - - 2005 27 14 51,85 7 25,93 6 22,22 2009 27 16 59,26 5 18,52 6 22,22 2011 27 17 62,96 5 18,52 5 18,52 2012 27 17 62,96 5 18,52 5 18,52 2013 26 18 69,23 4 15,38 4 15,38

3.3. Khả năng sinh trưởng của các cá thể Kim giao trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Ph c

3.3.1. Sinh trưởng về chiều cao

Số liệu sinh trƣởng chiều cao của các cá thể Kim giao đƣợc trình bày trong bảng 5.

Số liệu bảng 5 cho thấy các cá thể Kim giao 1 năm tuổi (trồng năm 2001) có chiều cao trung bình là 1 m. Trong giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 4 có

1,5 m; tƣơng tự, giai đoạn tuổi 4 đến tuổi 6 tăng trung bình 0,17 m/năm, đến đến tuổi 6 đạt chiều cao trung bình 2,01 m; từ tuổi 6 đến tuổi 10 có mức tăng cao nhất, đạt trung bình 0,51 m/năm, tuổi 10 đạt trung bình chiều cao 4,58 m; từ tuổi 10 đến tuổi 12 mức tăng chậm lại, đạt 0,18 m/năm, chiều cao trung bình 5,14 m. Nhƣ vậy, so với các loài cây khác, khả năng sinh trƣởng của cây không cao, và thuộc nhóm cây sinh trƣởng chậm. Nói chung chiều cao cây là tƣơng đối đồng đều, nhất là ở nhóm cây có chất lƣợng tốt.

ảng 5: Sinh trưởng chiều cao trung bình của các cá thể Kim giao từ năm 2002-2013

Chỉ tiêu nghiên

cứu

Tuổi (năm trồng đo)

1 (2002) 4 (2005) 6 (2007) 10 (2011) 12 (2013)

H (m) 1,00 1,50 ± 0,17 2,01 ± 0,20 4,58 ± 0,30 5,14 ± 0,30

∆H

(m/năm) - 0,12 ± 0,02 0,17 ± 0,03 0,51 ± 0,03 0,18 ± 0,02

Chiều hƣớng sinh trƣởng đƣợc biểu thị trong hình 5 cho thấy giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 6 cây sinh trƣởng chậm, đƣờng cong sinh trƣởng có độ nghiêng thấp, từ tuổi 6 đến tuổi 10 tốc độ sinh trƣởng cao, đƣờng cong sinh trƣởng dốc, đến tuổi 12, tốc độ sinh trƣởng có chiều hƣớng chậm lại. Nhƣ vậy, trong giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 10 cây có đƣờng cong sinh trƣởng theo hình chữ Z.

0 1 2 3 4 5 6

Tuổi 1 Tuổi 4 Tuổi 6 Tuổi 10 Tuổi 12

Hình 5. Đường cong sinh trưởng chiều cao của các cá thể Kim giao tuổi 1-12

3.3.2. Sinh trưởng về đường kính thân

Sinh trƣởng đƣờng kính thân đƣợc chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 4: Giai đoạn này đƣờng kính cây đƣợc đo ở độ cao 10 cm trên mặt đất. Số liệu cho thấy đến tuổi 4 cây đạt trung bình đƣờng kính 3,6 cm, tƣơng ứng với mức tăng trƣởng 0,51cm/năm.

- Giai đoạn từ tuổi 4 đến tuổi 12: Tăng trƣởng đƣờng kính cây đƣợc tính ở độ cao 1,3 m trên mặt đất.

ảng 6: Sinh trưởng đường kính thân trung bình của các cá thể Kim giao từ năm 2002-2013

Chỉ tiêu nghiên cứu

Tuổi (năm trồng đo)

1 (2002) 4 (2005) 6 (2007) 10 (2011) 12 (2013)

D (cm) 1,5 3,60 ± 0,20 3,06 ± 0,20 7,32 ± 0,30 8,79 ± 0,30 ∆D

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tuổi 6 Tuổi 10 Tuổi 12

Hình 6. Đường cong sinh trưởng đường kính thân của các cá thể Kim giao tuổi 6-12

Số liệu trong bảng 6 cho thấy sinh trƣởng đƣờng kính cây tăng dần từ tuổi 6 đến tuổi 12. Tuổi 6 cây có đƣờng kính trung bình 3,06 cm; đến tuổi 10 đạt 7,32 cm, tƣơng đƣơng với mức tăng trƣởng 0,33 cm/năm; đến tuổi 12 đạt 8,79 cm, tƣơng đƣơng mức tăng 0,40 cm/năm. Nhƣ vậy, sinh trƣởng đƣờng kính của cây kim giao cũng thuộc nhóm cây sinh trƣởng chậm với mức tăng trung bình chỉ đạt 0,43 cm/năm.

3.3.3. Sinh trưởng về đường kín tán

Đƣờng kính tán là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của cây. Kết quả theo dõi cho thấy tán cây Kim giao có hình tháp, sinh trƣởng đồng đều về các hƣớng nếu không bị ảnh hƣởng che khuất của tán. Tán cây sinh trƣởng phụ thuộc vào độ dài cành mang lá hàng năm. Số liệu sinh trƣởng đƣờng kính tán cây đƣợc trình bày trong bảng 7.

Số liệu bảng 7 cho thấy, sinh trƣởng đƣờng kính tán lá khá đều với mức tăng trung bình từ 40-60 cm/năm. Đến tuổi 12, đạt đƣờng kính trung bình 3,74 m.

ảng 7: Sinh trưởng đường kính tán của các cá thể Kim giao

Chỉ tiêu nghiên

cứu

Tuổi (năm trồng đo)

1 (2002) 4 (2005) 6 (2007) 10 (2011) 12 (2013)

Dtán (m) - 0,80 ± 0,20 1,64 ± 0,20 2,88 ± 0,30 3,74± 0,30

∆Dtán

(m/năm) - - 0,42 ± 0,03 0,62 ± 0,05 0,40 ± 0,02

3.4. Mô hình hóa quá trình sinh trưởng phát triển của các cá thể Kim giao trong điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc

Do điều kiện thời gian và căn cứ vào số liệu thu thập đƣợc, chúng tôi chỉ nghiên cứu mô hình hóa sinh trƣởng chiều cao cây trong giai đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 12.

Để nghiên cứu mô hình hóa quá trình sinh trƣởng của các cá thể Kim giao, chúng tôi sử dụng các phƣơng trình sinh trƣởng đã đƣợc tính toán trên phần mềm Excel. Theo đó các phƣơng trình sau đã đƣợc sử dụng:

Hàm Polynomial (đa thức bậc n). Hàm Power (hàm số mũ ax mũ b). Hàm Exponential (hàm e mũ x). Kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

 Hàm Polynomial (đa thức bậc n)

Tăng trưởng chiều cao y = 0.1567x2 + 0.1971x + 0.5322 R2 = 0.934 0 1 2 3 4 5 6 2002 2005 2007 2011 2013 Năm C hi u c a o v út ng ọn ( m ) Poly.  Hàm Power (hàm số mũ ax mũ b)

Tăng trưởng chiều cao y = 0.8505x1.0597

R2 = 0.9 0 1 2 3 4 5 6 2002 2005 2007 2011 2013 Năm C hi u c a o v út ng ọn ( m ) Power

 Hàm Exponential (hàm e mũ x)

Tăng trưởng chiều cao y = 0.628e0.4393x

R2 = 0.9573 0 1 2 3 4 5 6 2002 2005 2007 2011 2013 Năm C hi u c a o v út ng ọn ( m ) Expon.

Kết quả khảo sát các hàm đƣợc tổng kết trong bảng sau:

ảng 8: Kết quả khảo sát các hàm sinh trưởng

Phƣơng trình Hệ số tƣơng quan R2

y = 0,1567x² + 0,1971x + 0,5322 0,934

y = 0,8505 x1,0597 0,9

y = 0,628 e0,4393x 0,9573

Hệ số tƣơng quan R2

cho biết sự biến động y do x gây nên. Với R2 lớn nhất mối quan hệ giữa thời gian và chiều cao vút ngọn là chặt nhất.

Đồ thị tăng trƣởng:

Tăng trưởng chiều cao y = 0.628e0.4393x

R2 = 0.9573 0 1 2 3 4 5 6 2002 2005 2007 2011 2013 Năm C hi u c a o v út ng ọn ( m ) Expon.

Hình 7. Đồ thị tăng trưởng chiều cao của các cá thể Kim giao.

3.5. Đề uất giải pháp trồng và chăm sóc các cá thể Kim giao tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Ph c

Trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cây Kim giao sinh trƣởng khá chậm. Sau 12 năm cây đạt chiều cao trung bình 5,18 m với mức tăng trung bình 0,4 m/năm; về đƣờng kính đạt 8,79 cm với mức tăng trung bình 0,70 cm/năm. Cây sinh trƣởng chậm đặc biệt trong 2 năm đầu, mỗi năm chỉ cao đƣợc 40-50 cm, hoặc hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trƣờng. Vì vậy để đảm bảo sự sinh trƣờng phát triển của cây cần có các biện pháp trồng và chăm sóc hợp lý, cụ thể nhƣ sau:

Tiêu chuẩn cây con:

Tuổi: Từ 6-12 tháng.

Đƣờng kính cổ rễ: 0,3-0,5 cm.

Sinh lực: Sinh trƣởng tốt, cây thẳng, không bị sâu bệnh.

Trồng và chăm sóc:

Thời vụ: Thích hợp trồng vào mùa mƣa. Vụ xuân hè. Nơi có mƣa phùn có thể trồng vào tháng 2-3. Nơi có mùa mƣa muộn hoặc kéo dài có thể trồng vào tháng 8-9.

Mật độ trồng: Trồng thành từng đám theo mật độ 400-500 cây/ha, với cự ly 5 x 5 m hoặc 4 x 4 m. Trồng thành rừng thuần loại có cây che bóng hay không, trồng mật độ 2500-3300 cây/ha, với cự ly 2 x 2 m hoặc 2 x 1.5 m.

Làm đất và trồng cây:

Đào hố kích thƣớc 30 x 30 x 30 cm (cây nhỏ) hoặc 60 x 60 x 60 cm cho cây lớn. Trồng nơi dốc phân bố theo đƣờng đồng mức, trong hàng theo hình so le nanh sấu.

Đào hố có đủ độ sâu và bề rộng để lọt đƣợc bầu. Xé vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn vào hố, lấp đất đầy, ấn chặt quanh bầu, lấp đất tiếp, cao hơn miệng hố 4-5 cm, cào thảm mục và cây cỏ phủ kín gốc.

Nếu trồng trong bóng mát phải chọn cây trên 20 tháng tuổi, với chiều cao trên 2 m, tán hẹp, sinh lực tốt, không sâu bệnh. Trồng thành hàng, cây cách cây 6-10 m. Hố trồng có kích thƣớc 40 x 40 x 40 cm, có bón lót phân chuồng hoại. Trồng xong, tốt nhất là rào bao vây xung quanh để tránh gia súc hoặc trẻ con tác động đến cây.

Chăm sóc cây:

Ở nơi có tầng cây cao, điều chỉnh duy trì độ tàn che 0,3-0,5; nơi có cây trồng che bóng, cần phát bỏ cành ở phía trồng cây để mở sáng cho cây giai đoạn 4-5 tuổi.

Hàng năm cần đo đếm thu thập số liệu sinh trƣởng và tình hình phát

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu sinh trưởng phát triển của loài kim giao (nageia fleuryi (hickel) de laub ) trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)