2.1. Yêu cầu về kiến thức * Với địa phương thuận lợi * Với địa phương thuận lợi
- HS trình bày được kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của sự sống chủ yếu là sinh học cơ thể thự vật, động vật.
- HS hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và năng lượng, về tính cảm ứng, về sinh trưởng phát triển, về sinh sản của động vật và thực vật.
- HS nêu và giải thích được các cơ chế tác động, các quá trình sinh lý trong hoạt động sống ở mức cơ thể (động vật và thực vật ) có liên quan mật thiết đến mức độ phân tử, tế bào cũng như mối quan hệ mật thiết với môi trường sống. - HS thấy được sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật và thực vật.
- Trên cơ sơ nắm vững các kiến thức cơ bản, HS biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã.
- Rèn cho HS tư duy biện chứng, tư duy hệ thống.
Có thể giảm nhẹ hơn ở các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình, Cụ thể như sau: Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nitơ ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng. Thí nghiệm về tách triết sắc tố và hô hấp.
- Động vật: Tiêu hóa, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô và sự vật chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; Các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi. Thực hành: THí nghiệm đơn giản về tuần hoàn.
Chương II: Cảm ứng
- Thực vật: Vận động hướng động và ứng động. Thực hành: làm một số thí nghiệm về hướng động.
- Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau ; dẫn truyền trong tổ chức thần kinh ; Tập tính. Thực hành : Xây dựng tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
- Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật ; Hoocmon ra hoa – florigen, quang chu kỳ và phitôcrôm.
- Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Chương IV: Sinh sản
- Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật; giâm, chiết, ghép ; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín của hạt, quả. Thực
hành: Sinh sản ở thực vật. Thực hành : Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép.
- Động vật: Sinh sản vô tính ; Sinh sản hữu tính ; Sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con; Điều khiển sinh sản ở động vật và người ; Chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
2.2. Yêu cầu về kĩ năng * Với địa phương thuận lợi * Với địa phương thuận lợi
- Kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học : HS thành thạo - Kĩ năng thực hành sinh học: HS thành thạo
- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: HS có thể vận dụng được.
- Kĩ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học ( biết thu thập xử lý thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ…)
* Với vùng khó khăn
- Kĩ năng quan sát, mô tả: HS biết quan sat và mô tả được.
- Kĩ năng thực hành sinh học: Yêu cầu giảm nhẹ hơn ở các bài đòi hỏi phương tiện kĩ thuật hiện đại như xem băng hình, đo các chỉ tiêu sinh lý ở người…
- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu HS có thể vận dụng được
- Kĩ năng học tập: HS biết cách tự học. 3. Phân tích nội dung các bài giảm tải SH 11.
Có 10 bài giảm tải cụ thể như sau:
a. Vị trí của bài
- Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
b. Cấu trúc bài
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng 1.Hình thái của rễ
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút a. Hấp thụ nước
b. Hấp thụ ion khoáng
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
c. Yêu cầu chuẩn kiến thức – kỹ năng
Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức - Phân tích, so sánh khái quát kiến thức.
d. Kiến thức trọng tâm
- Sự thích nghi hình thái của rễ với hấp thụ nước và ion khoáng. - Cơ chế hấp thụ thụ động (với nước)
e. Nội dung điều chỉnh
Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện Mục I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước
và ion khoáng
và Mục III. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thu nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ
f. Thuận lợi
Nội dung giảm tải sẽ giúp cho GV có thời gian để làm quen với lớp buổi đầu tiên và giúp GV nêu rõ cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
g. Khó khăn
HS không biết được các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
h. Giải pháp
Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực. Ví dụ như: Hoạt động nhóm và PHT:
Hấp thụ nước
Hấp thụ muối khoáng .
Đáp án PTH
Tiêu chí so sánh
Hấp thụ nước Hấp thụ muối khoáng
Hấp thụ bị động
- Nước từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)
- Qúa trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút rễ.
- 1 số ion khoáng di chuyển thụ động từ đất nơi có nồng độ ion cao vào tế bào lông hút, nơi có nồng độ ion thấp hơn
Hấp thụ chủ động
- Động lực là ở rễ có 2 dạng :
+ Hấp thụ trao đổi thông qua 1 cơ chế bơm, trong đó nước được bơm vào mô nhờ ATP.
+ Hấp thụ nhờ áp suất rễ
- 1 số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ chủ động đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
Bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây
b. Cấu trúc của bài
I. Dòng mạch gỗ
1. Cấu tạo của mạch gỗ
2. Thành phần của dịch mạch gỗ 3. Động lự dòng mạch gỗ
a. Lực đẩy (áp suất rễ)
b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
c. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
II. Dòng mạch rây
1. Cấu tạo của mạch rây
2. Thành phần của dịch mạch rây 3. Động lực của dịnh mạch rây
c. Yêu cầu chuẩn kiến thức – kỹ năng
Kiến thức
HS mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm: - Con đường vận chuyển.
- Thành phần của dịch được vân chuyển. - Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. Kĩ năng
- Phân tích, so sánh hình vẽ để nắm kiến thức - Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
d. Kiến thức trọng tâm
- Con đường vận chuyển vật chất trong cây bao gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển.
e. Nội dung điều chỉnh
- Mục I. Dòng mạch gỗ
- Mục II. Dòng mạch rây
- Hình 2.4b
- Không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, chỉ dạy đường đi của dịch mạch gỗ - Không mô tả sâu cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịch mạch rây
- Không giải thích bằng hình này
f. Thuận lợi
Có nhiều thời gian cho phần liên hệ thực tế
g. Khó khăn
HS không được học cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây mà phải học động lực đẩy của mạch gỗ và sự dẫn truyền của mạch rây nên trong lúc giảng dạy GV rất khó khăn trong công tác giảng dạy.
h. Giải pháp
Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực tích ví dụ như: Hoạt động nhóm và PHT
Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực Đáp án phiếu học tập SO SÁNH MẠCH GỖ VÀ MẠCH RÂY Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Gồm các TB chết là quản bào và mạch ống, trên đó có các lỗ bên Gồm các TB sống là ống rây và Tế bào kèm Thành phần dịch
- Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ
- Là các sản phẩm đồng hoá ở lá:
+ Saccarôzơ, axit amin … + Một số ion khoáng được sử dụng lại
Bài 3: Thoát hơi nước
a. Vị trí
- Chương I: Trao đổi chất và năng lượng - Bài 3: Thoát hơi nước
b. Cấu trúc của bài
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước II. Thoát hơi nước qua lá
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng
c. Yêu cầu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Kiến thức
Sau khi học song bài này HS phải:
- Trình bày được vai trò của qúa trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân
ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. + Áp suất rễ
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ.
thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
Kĩ năng
- Xử lý thông tin, phát hiện kiến thức. - Phân tích, khái quát tổng hợp.
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.
d. Kiến thức trọng tâm
Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và sự điều tiết hơi nước của cây qua điều tiết độ mở khí khổng.
e. Nội dung điều chỉnh
- Mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Mục IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
- Câu 2* trang 19
- Không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá.
- Lưu ý giáo viên: Cây có cơ chế tự điều hoà về nhu cầu nước, cơ chế này điều hoà việc hút vào và thải ra. Khi cơ chế điều hoà không thực hiện được cây sẽ không phát triển bình thường.
- Không yêu cầu HS trả lời
f. Thuận lợi
- Đảm bảo được cho GV thực hiện các bước lên lớp phát huy tính tích cực học tập.
- Có thời gian liên hệ thực tế.
g. Khó khăn
- Không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô GV không sử dụng được phương pháp biểu diễn tranh thông báo.
- Ở mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước. GV sử dụng phương pháp trực quan ( hình 2.4.a SGK tr. 12) và phương pháp hỏi đáp tái hiện thông báo.
Bài 5 + 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
a. Vị trí
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Bài 5 + 6 : Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
b. Bố cục
I. Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ II. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật 1. Quá trình khử nitrat
2. Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây 1. Nitơ trong không khí
2. Nitơ trong đất
IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
2. Quá trình cố định nitơ phân tử
V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng
2. Các phương pháp bón phân 3. Phân bón và môi trường
c. Yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ năng
Kiến thức
- Chỉ ra được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong nghành trồng trọt.
- Trình bày được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường.
Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
d. Kiến thức trọng tâm
- Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ.
- Nguồn cung cấp nitơ cho cây và con đường sinh học cố định nitơ.
e. Nội dung điều chỉnh
- Mục II. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật
- Mục I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
- Không dạy
- Nhập vào bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
f.Thuận lợi
Đã bỏ đi phần kiến thức ở mục II. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật là phần kiến thức khó
Kiến thức giảm tải nhưng gộp mục I vào bài 6 sẽ gây ra hiện tượng kiến thức bài 6 quá nặng
h. Giải pháp
- Hoạt động nhóm, sử dụng PHT ở phần III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN
Dạng nitơ Dạng tồn tại Đặc điểm