các thị trường.
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ đúng với định hướng phát triển nền kinh tế của Chính phủ là: kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô
2.3.2.1. Thị trường vốn
*) Hoạt động tín dụng
Trong 3 năm gần đây, con số tăng trưởng tín dụng – là một trong những tác nhân quan trọng của lạm phát đã được lưu tâm và kiểm soát. Tín dụng hạn chế tăng trưởng dưới 20% cho toàn hệ thống cho năm 2011, trong khi năm 2010 con số này là 25% (con số thực tế là 27%), năm 2009 con số này là 30% (thực tế của năm 2009 gần 38%).
Định hướng các lĩnh vực cho vay của nền kinh tế: trong năm 2011, NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN, quy định: tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của TCTD trên tổng dư nợ đến 30/6/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp TCTD chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN Việt Nam sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với TCTD và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Cụ thể, cho vay lĩnh vực phi sản suất bao gồm: cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán; cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản; cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng). Ngân hàng Nhà nước còn quy định cụ thể chế độ báo cáo của Tổ chức tín dụng đối với cho vay lĩnh vực phi sản xuất cho NHNN Việt Nam
*) Quy định về Dự trữ bắt buộc
Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, chỉ cần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, Ngân hàng Nhà nước sẽ rút về hàng chục nghìn tỷ đồng. Các ngân hàng TMđang huy động vốn tiền đồng với lãi suất 14% một năm, và phải trích 1-3% số tiền huy động được để dự trữ bắt buộc mà chỉ được hưởng lãi cho khoản dự trữ này là 1,2% một năm. Vì vậy nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng cao, ngân hàng sẽ gặp khó không chỉ vì lượng vốn khả dụng giảm đi mà còn vì chi phí vốn tăng lên rất nhiều. Vì vây, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện đang ổn định ở mức 1-3% đối với VND
Đối với USD thay đổi tăng 1% lên mức 7% (cho kỳ hạn dưới 12 tháng), 5% (cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên) theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN
*) Quy định về lãi suất
Lãi suất huy động vốn được ấn định mức trần 14% đối với VND; 0.5% huy động TCKT USD, 2% huy động cá nhân USD theo Thông tư số 14/2011/TT- NHNN
Lãi suất cơ bản sau khi tăng từ 8% lên 9% vào cuối năm ngoái, vẫn được duy trì cho đến nay. Từ đầu năm đến nay, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp sử dụng các công cụ của mình để từng bước thắt chặt tiền tệ. Chỉ trong vòng hơn 3 tuần sau Tết nguyên đán, cơ quan này đã hai lần tăng các loại lãi suất chủ chốt như tái cấp vốn, tái chiết khấu. Lần gần nhất vào 8/3, các loại lãi suất này đồng loạt tăng thêm 1% lên 12% một năm.
*) Quy định về thị trường mở
Gần đây nhất, ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất thị trường mở lên 15%/năm. Trước đó, ngày 4/5, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng lãi suất thị trường mở từ 13%/năm lên 14%/năm. Như vậy, lãi suất trên thị trường mở đã tăng 2% sau hai lần điều chỉnh trong tháng 5 và tăng 8% kể từ tháng 11/2010.
Việc Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục nâng lãi suất OMO lên 15% thể hiện quan điểm nhất quán trong chính sádch tiền tệ thắt chặt của mình như đã từng làm những tháng trước
2.3.2.2. Thị trường vàng
Trong ba năm gần đây, thị trường vàng có những hoạt động mới phức tạp như sàn vàng, sản xuất vàng miếng, ngân hàng huy động cho vay bằng vàng... Từ các hoạt động này, thị trường vàng xuất hiện yếu tố tiêu cực như đầu cơ, thao túng thị trường khiến giá vàng biến động gắn chặt với ngoại tệ làm thị trường ngoại hối biến động mạnh.
Sự bất ổn trên thị trường vàng đã góp phần gây nên tình trạng bất ổn vĩ mô tăng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do tình hình kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, làm cho các dòng vốn phải tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng. Nếu lấy giá vàng thế giới làm chuẩn thì có thể thấy sự biến động của giá vàng Việt Nam là vô cùng bất thường. Từ giai đoạn bất ổn vĩ mô 2007 - 2008 đến nay, thị trường vàng thường xuyên diễn ra tình trạng nóng sốt, giá trong nước thường cao hơn giá thế giới từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng một lượng, thậm chí có thời điểm lên đến cả 2 triệu đồng một lượng.
Diễn biến giá vàng trong thời gian qua
Dựa trên nhận định rằng sự bất ổn của thị trường vàng đã góp phần gây nên tình trạng bất ổn vĩ mô, NHNN đã tiến hành can thiệp vào thị trường vàng, tuy nhiên là bằng biện pháp hành chính, chứ không phải đều tiết theo quy luật vận hành thị trường. Đầu tiên là dẹp bỏ sàn giao dịch vàng ảo, tiếp đến là cấm huy động và cho
vay bằng vàng, và gần đây nhất là cấm kinh doanh vàng miếng. Tuy nhiên biện pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Những động thái can thiệp này của NHNN đang đi ngược lại nguyên tắc thị trường và không chữa trị được tận gốc của vấn đề. Nó phạm phải các sai lầm dẫn đến thất bại của Nhà nước trong việc quản lý hiệu quả thị trường vàng.
Thứ nhất, các chính sách đưa ra đã không lường hết những phản ứng của thị trường. Khi NHNN dẹp bỏ sàn vàng ảo, lập tức các nhà đầu tư sẽ chuyển dòng vốn của mình sang vàng miếng (chứ không phải là sang các kênh đầu tư mà Nhà nước mong muốn như tiết kiệm), làm cho thị trường vàng miếng càng nóng sốt hơn. Và bây giờ, trong khi những rủi ro của nền kinh tế vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí còn tăng cao thì kênh đầu tư ưa chuộng nhất vẫn là vàng.
Do đó, việc NHNN tuyên bố sẽ xoá bỏ thị trường vàng miếng có thể làm phát sinh thị trường "vàng lá", "vàng thỏi phong thuỷ"...
Thứ hai, các chính sách chú ý quá mức đến các vấn đề ngắn hạn. Những biến động gần đây của thị trường vàng chỉ mang tính ngắn hạn do tác động của tình hình kinh tế và chính sách hạn ngạch vàng. Việc dẹp bỏ kinh doanh vàng miếng là biện pháp mang tính ngắn hạn mà không quan tâm đến lợi ích dài hạn của vàng là kênh đầu tư an toàn nhằm đa dạng hoá rủi ro cho nhà đầu tư và cả nền kinh tế.
2.3.2.3. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây đã có những thay đổi tích cực trước những biện pháp đưa ra của NHNN. Động thái tăng thêm 1% tỷ lệ DTBB và giảm trần lãi suất huy động USD hôm 1/6 của NHNN đã thể hiện quan điểm rõ ràng của cơ quan này là tiếp tục đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá.
Các quyết định trên nằm trong chương trình chống đô la hoá của Chính phủ. Lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ giảm, còn lãi suất cho vay cao hơn. Đồng thời, các danh mục cho vay ngoại tệ càng ngày bị siết chặt, doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay bằng VND nhiều hơn sẽ làm giảm rủi ro tỷ giá đối với doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, người dân không thích gửi USD mà chuyển sang VND sẽ khiến nguồn cung cho thị trường hối đoái ổn định. Bởi lãi suất nhận được khi gửi VND trong ngân hàng là 17% thậm chí lên tới 20% nếu tính lợi tức thì đây là khoản lãi lớn, hấp dẫn nhất hiện nay
Tóm lại, mục tiêu của NHNN là tiếp tục làm cho thị trường cảm nhận rằng đồng ngoại tệ đang dần bị loại bỏ ra khỏi hệ thống ngân hàng để người đang gửi tiền bằng ngoại tệ không thích gửi tiền ngoại tệ nữa mà chuyển sang gửi tiền đồng. Các NHTM không thích nhận tiền gửi ngoại tệ, cũng như không thích cho vay ngoại tệ. Còn các doanh nghiệp cũng sẽ không thích vay bằng ngoại tệ.
Nếu nhìn lại quyết định tăng dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất huy động đồng đô la gần đây của Chính phủ, tỷ giá USD trên thị trường tự do đã có dấu hiệu giảm giá, thậm chí còn có thời điểm giá USD trên thị trường tự do còn thấp hơn giá USD trong hệ thống ngân hàng. Đây đúng là một động thái tích cực nên được tiếp tục thực hiện.
Nếu không tăng thêm tỷ lệ DTBB ngoại tệ và giảm trần lãi suất huy động USD thì sẽ khó tránh được việc các nhà băng tiếp tục đẩy vốn cho doanh nghiệp vay ngoại tệ. Thực tế, với áp lực lãi suất cho vay thỏa thuận đang tăng cao như hiện nay (19 - 22%/năm), trong khi lãi vay USD chỉ khoảng 6 - 7%/năm thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chọn vay ngoại tệ hơn.
Tín dụng VND khó tăng trưởng, các ngân hàng cũng không thể kìm hoạt động cho vay ngoại tệ, khiến dư nợ USD sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, trước diễn biến hạ nhiệt của tỷ giá trên thị trường tự do cũng như tỷ giá chính thức thời gian qua và hiện nay, các doanh nghiệp càng muốn vay vốn bằng USD, bởi cho rằng, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ không xảy ra, ít nhất từ nay đến cuối năm. Do đó, tăng DTBB và giảm trần lãi suất đối với ngoại tệ trong lúc này theo tôi là điều cần thiết để có thể hạn chế dần tín dụng USD, giảm áp lực lên tỷ giá khi các khoản vay ngoại tệ đáo hạn, một biện pháp phòng xa.
Lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ được các NHTM điều chỉnh tăng dần khi phải tăng DTBB và huy động vốn khó khăn. Từ đó, khoảng cách giữa lãi suất cho vay tiền đồng và lãi suất cho vay ngoại tệ được kéo sát nhau hơn, doanh nghiệp sẽ không mặn mà với tín dụng ngoại tệ như trước. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng ồ ạt cho vay vốn bằng USD và một khi tín dụng ngoại tệ giảm và được kiểm soát chặt hơn thì áp lực lên tỷ giá từ đó cũng sẽ giảm. Còn giảm trần lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tức là giảm sức hấp dẫn của đồng USD, trong khi trần lãi suất huy động VND vẫn giữ 14%/năm khiến những người đang nắm giữ ngoại tệ phải chuyển sang tiền đồng để gửi tiết kiệm. Cụ thể, nếu so với lãi suất thực trong huy động tiền đồng trên thị trường hiện nay lên đến 17 - 18%/năm thì gửi tiết kiệm bằng USD mức cao nhất chỉ có 2%/năm chắc chắn gửi tiền đồng sẽ có lợi hơn. Do vậy, giảm trần lãi suất và tăng DTBB ngoại tệ sẽ hạn chế được tình trạng "găm" giữ USD, đồng thời khơi thông dòng vốn và làm cho thanh khoản VND của ngân hàng tốt hơn. Tỷ giá sẽ dần ổn định và sức nóng lãi suất VND hạ nhiệt trong thời gian tới khi có tác động tích cực từ thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, các quy định NHNN vừa đưa ra cũng góp phần làm cho dòng vốn ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang đồng nội tệ. Từ đó, giảm được áp lực về thanh khoản tiền đồng cho các ngân hàng trước bối cảnh lạm phát đang cao như hiện nay. Bởi những người nắm giữ USD sẽ cảm thấy không còn có lợi khi lãi suất gửi USD đã giảm xuống mức thấp. Song trước mắt, lãi suất tiền đồng sẽ chưa nhận được sự tác động tích cực từ các động thái trên của NHNN bởi sự hạ nhiệt của lãi suất tiền đồng còn phụ thuộc nhiều vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng tới.