GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM

3.1. Các giải pháp đối với lãi suất

3.1.1 Chính sách lãi suất đồng bộ

Lãi suất cho vay bằng nội tệ cần phải dựa trên các cơ sở sau:

- Tỷ lệ lạm phát: lãi suất danh nghĩa phải được xác định cao hơn tỷ lệ lạm phát để đảm bảo một tỷ lệ lãi suất thực dương.

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân: giới hạn tối đa đối với tỷ lệ lãi suất là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Cơ cấu rủi ro: mức độ rủi ro của một khoản vay xác định lãi suất của khoản vay đó, theo đó rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao.

- Cơ cấu ưu tiên: một mức lãi suất thấp hơn sẽ áp dụng cho các khu vực được ưu tiên như khu vực các doanh nghiẹp quốc doanh hay khu vực nông nghiệp, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Chi phí hoạt động của ngân hàng

Lãi suất cho vay phải bù đắp được các chi phí hoạt động cho ngân hàng và đảm bảo có lãi cho các ngân hàng.

- Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay bằng nội tệ và các loại lãi suất khác Tiền lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ phải cân xứng nhau tuỳ theo sự biến động của tỷ giá, tốc độ mất giá của đồng nội tệ sao cho chi phí vay vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ đều như nhau.

Tiền lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn đều là các công cụ của chính sách tiền tệ. Chúng cần được điều hành đồng bộ với nhau để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

- Củng cố thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đủ lớn, hoạt động hiệu quả và có chiều sâu, để lấy mức lãi suất hình thành trên các thị trường này làm cơ sở để xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

- Củng cố hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ điều hành gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc. Tạo ra các môi trường và hàng hóa để các công cụ tiền tệ có thể hoạt động có hiệu quả.

- Sử dụng vai trò, vị trí của Hiệp hội ngân hàng trong việc phối hợp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất kinh doanh của các tố chức tín dụng, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua lãi suất

- Công bố lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam tính theo năm, các kỳ hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động được tính trên cơ sở lãi suất năm, như đối với lãi suất ngoại tệ, cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tách hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại, nhằm thực hiện việc xóa bỏ các hình thức lãi suất cho vay ưu đãi trong hệ thống ngân hàng.

- Thả nổi lãi suất trái phiếu của các tổ chức tín dụng. - Thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo.

3.1.3 Quy định mức lãi suất sàn

NHNN cần ban hành một chính sách sàn lãi suất. Tỷ lệ bao nhiêu cần được xem xét tới nhiều yếu tố liên quan như trả lãi cho tiền gửi huy động, phí hoạt động cần thiết của ngân hàng, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ, tỷ lệ lạm phát …

- Lãi suất sàn chỉ áp dụng ở khu vực thành thị, nơi có nhiều ngân hàng đóng trụ sở và là nơi đã và đang có các điều kiện thuận lợi thu hút sự đầu tư và dễ huy động vốn, bởi vì chính nơi đang đang diễn ra sự cạnh tranh lãi suất gay gắt theo chiều hướng bất lợi.

- Lãi suất không cần áp dụng ở khu vực nông thôn nơi đang thiếu vốn, một nơi nghèo, chậm phát triển đang cần sự đầu tư với lãi suất ưu đãi để tăng trưởng; do đó không cần khống chế sàn lãi suất cho khu vực này.

- Lãi suất sàn cũng cần phải quy định luôn cho trung và dài hạn theo nguyên tắc, lãi suất sàn trung và dài hạn lớn hơn lãi suất sàn ngắn hạn.

3.2. Sử dụng các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ

Các công cụ trực tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, chiết khấu, tỷ giá) ngày càng bộc lộ những yếu điểm và ngày càng kém hiệu lực trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Để có một chính sách tiền tệ mềm dẻo, linh hoạt cần có các công cụ gián tiếp mới và tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp cũ.

Để có thể sử dụng các công cụ gián tiếp cần phải:

- Có một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh trong cơ chế cạnh tranh. - Một thị trường tiền tệ thứ cấp hoạt động tích cực và được điều tiết hiệu quả.

3.3. Hoàn thiện bộ máy hành chính, giảm bớt sự bất cập của cácthủ tục hành chính. thủ tục hành chính.

- Các thủ tục hành chính vẫn còn rắc rối, kém hiệu quả, nhiều chỗ còn chưa rõ ràng, có khi còn chồng chéo còn chưa hợp lý. Do đó cần phải có một cơ chế thông thoáng hơn, hợp lý hơn, cần có các văn bản hướng dẫn việc thi hành các văn bản pháp luật một cách rõ ràng, cụ thể, chính xác; bộ máy hành chính nói chung và của NHNN nói riêng còn cồng kềnh, yếu kém, còn nhiều bất cập, làm

việc kém hiệu quả cho nên các quyết định nhiều khi chưa chính xác, việc chỉ đạo thực hiện các chính sách nhiều khi chậm trễ, không hiệu quả.

- Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng do đó cần phải đào tạo, bồi dưỡng để có những cán bộ tín dụng có kiến thức, trình độ, có đạo đức, trình độ nghề nghiệp và phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Bên cạnh đó cần phải giảm biên chế bộ máy hành chính, tăng cường các mối quan hệ theo chiều ngang. Tiếp tục thực hiện một cách mạnh mẽ dứt điểm việc củng cố, sắp xếp các tổ chức tín dụng.

- Ngoài ra cần nâng cao chất lượng thông tin, bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển các công cụ và dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, lưu thông, điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.

3.4. Kết hợp chính sách tiền tệ với các chính sách khác

- Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia, nó có quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác, nhất là chính sách tài khoá quốc gia.

- Do đó khi điều hành chính sách tiền tệ cần phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác, trong một tổng thể vĩ mô vì các biến số vĩ mô cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Các công cụ của chính sách tiền tệ cũng cần được sử dụng một cách đồng bộ cùng hướng đến mục tiêu định trước. Để làm được điều đó cần phải chú ý đến cả các tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của các chính sách, các công cụ riêng lẻ.

- Cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan. Đặc biệt cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và Bộ tài chính trong điều hành chính sách tài chính tiền tệ.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang đứng trước thách thức của nhu cầu mở cửa và hội nhập toàn diện, do đó cần có một chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn: ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, ổn định lưu thông tiền tệ, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao…

Tuy nhiên, hiệu quả tác động của các công cụ của chính sách tiền tệ còn rất hạn chế, NVTTM chưa thực sự trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng để NHNN điều tiết mức cung ứng tiền, công cụ quản lý lãi suất NHTM và quản lý ngoại hối chưa phát huy được hết vai trò của mình.

Trước tình hình đó, NHNN cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam như hoàn thiện cơ chế tổ chức, điều kiện công nghệ nhằm thực hiện có hiệu quả NVTTM, nâng cao nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, thực hiện chính sách lãi suất đồng bộ, tiến tới tự do hoá lãi suất…

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w